Thị trường hàng hóa (8/10): Mỹ quảng bá thịt heo tại Việt Nam, DN cà phê tìm đường trở lại nội địa
Thị trường hàng hóa (5/6): Giải pháp phục hồi giá cà phê, khó khăn liệu tiếp tục bủa vây ngành đường? |
1.Giá cà phê xuống thấp kỷ lục, hội nông dân Brazil đề nghị chính phủ tài trợ để hoãn xuất bán
Hôm 5/10, Liên đoàn người nông dân Brazil (CNA) cho biết đã chính thức đề nghị chính phủ tài trợ một chương trình, cho phép người trồng cà phê tạm ngường bán cà phê và dự trữ sản phẩm để tránh bán ra tại mức giá thấp hiện tại.
CNA nói đã gặp mặt với đại diện bộ Nông nghiệp và Tài chính tại Brasília, nơi họ gợi ý chính phủ phân bổ lại tiền từ Funcafé nhằm tài trợ cho kế hoạch giúp người nông dân dự trữ cà phê để có thể bán sau đó khi giá cao hơn. Funcafé là một quỹ tài trợ các chương trình cho ngành cà phê.
2.Mỹ chính thức thúc đẩy quảng bá thịt heo tại thị trường Việt Nam
Cuối tháng 9, các nhà lãnh đạo quan trọng của ngành thịt heo Mỹ, thành viên của Hội đồng Quảng bá Toàn cầu thuộc Hiệp hội chăn nuôi heo Mỹ (APBA), đã có chuyến thăm tới Việt Nam để tìm cơ hội xuất khẩu và nghiên cứu thị trường, theo AsiaAgribiz.
“Người tiêu dùng Việt Nam và Singapore đang gia tăng lượng thịt heo tiêu thụ trong bữa ăn hàng ngày một cách nhanh chóng và điều này mang tới thị phần lớn cho chúng tôi nếu các chiến lược thích hợp được triển khai”, ông Craig Morris, Phó Chủ tịch Hội đồng Quảng bá Toàn cầu của APBA cho biết.
Ngay cả với những công ty chuyên xuất khẩu cà phê, việc có được thị phần trên thị trường nội địa là không dễ dàng.
3.Giá giảm mạnh, cà phê Việt tìm đường trở lại nội địa
Xuất khẩu ngày một khó, một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cà phê đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, thị trường ngách, thì một số công ty chuyên xuất khẩu, trong đó có Công ty cổ phần Phúc Sinh, chọn cách trở lại thị trường nội địa, với tuyên bố 100% nguyên chất.
Tuy chọn hướng đi khác biệt, nhưng việc xây dựng thương hiệu cho cà phê nguyên chất 100% không dễ. Ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh, cho biết: "Để có sản phẩm chất lượng tốt nhất, giá hợp lý, chúng tôi phải đầu tư sản xuất với chi phí không nhỏ".
4. Bộ NN&PTNT: Giá tôm có thể tăng từ nay đến cuối năm
Giá tôm trên thế giới gần đây đã có xu hướng phục hồi kéo giá tôm trong nước tăng lên. Bộ NN&PTNT dự báo, giá tôm trong nước có xu hướng tăng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm nay.
5. Sản lượng đường Philippines dự báo tăng ít nhất 7% trong năm 2018 - 2019
Báo cáo Gain dự đoán nhu cầu đường của Philippines trong năm tài chính 2017 – 2018 sẽ duy trì ở mức thấp 2,25 triệu tấn vì nhu cầu đường của người sử dụng công nghiệp vẫn mạnh khi nhập khẩu bị hạn chế và thuế đối với sản phẩm thay thế đường gia tăng.
Ngoài ra, báo cáo Gain cũng dự báo nhập khẩu đường của quốc gia trong cùng thời kỳ sẽ tăng từ 200.000 tấn lên đến 300.000 tấn, làm gia tăng nguồn cung nội địa.
6.Người Việt cũng cần được ăn thủy sản chất lượng ngang với hàng xuất khẩu
Nếu như năm ngoái, số tiền thu về từ xuất khẩu thủy sản đạt 8,3 tỷ USD thì tiêu thụ trong nước cũng đem về 1 tỷ USD.
Trước kia, nhiều doanh nghiệp thủy sản quan niệm thị trường trong nước dễ tính nên không chú ý tới chất lượng. Cứ cái gì ngon, bổ, an toàn thì đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, quan điểm này cần xem xét lại. Người Việt cũng cần phải được sử dụng sản phẩm an toàn bằng hoặc thậm chí cao hơn so với sản phẩm xuất khẩu.