|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Người Việt cũng cần được ăn thủy sản chất lượng ngang với hàng xuất khẩu

13:03 | 08/10/2018
Chia sẻ
Trước kia, nhiều doanh nghiệp thủy sản quan niệm thị trường trong nước dễ tính nên không chú ý tới chất lượng. Cứ cái gì ngon, bổ, an toàn thì đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, quan điểm này cần xem xét lại. Người Việt cũng cần phải được sử dụng sản phẩm an toàn bằng hoặc thậm chí cao hơn so với sản phẩm xuất khẩu
nguoi viet cung can duoc an thuy san chat luong ngang bang voi san pham xuat khau Diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía Bắc đạt 228.891ha

Dư địa tiêu thụ thủy sản nội địa vẫn còn rất lớn

Tại Hội thảo chuyên đề về Thúc đẩy, phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản các tỉnh phía Bắc và nội địa, ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho hay, năm 2017, tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trong nước bình quân ở mức 31 kg/người/năm.

nguoi viet cung can duoc an thuy san chat luong ngang bang voi san pham xuat khau
Hội thảo chuyên đề về Thúc đẩy, phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản các tỉnh phía Bắc và nội địa

Dự báo, con số này có thể tăng lên 40 kg/người/năm. Tuy nhiên, ông Đào Xuân Hiếu, Phó Trưởng phòng Phát triển thị trường Thủy sản, Cục chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản thông tin, đây là mức trung bình so với các nước trong khu vực như Hàn Quốc (58 kg/người/năm), Nhật Bản (68 kg/người/năm), Malaysia (60 kg/người/năm).

“Như vậy, dự địa tiêu thụ thủy sản nội địa vẫn còn rất lớn”, ông Hiếu nói.

nguoi viet cung can duoc an thuy san chat luong ngang bang voi san pham xuat khau
Mức tiêu thụ thủy sản trung bình của Việt Nam so với các nước trong khu vực

Khâu phân phối sản phẩm thủy sản còn nhiều hạn chế

Ông Hiếu thông tin thêm, tốc độ tăng trưởng về giá trị đang tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng trưởng số lượng cho thấy giá trị gia tăng các sản phẩm thủy sản đang cải thiện.

Nếu như năm ngoái, số tiền thu về từ xuất khẩu thủy sản đạt 8,3 tỷ USD thì tiêu thụ trong nước cũng đem về 1 tỷ USD.

“Trước kia, nhiều doanh nghiệp thủy sản quan niệm thị trường trong nước dễ tính nên không chú ý tới chất lượng. Cứ cái gì ngon, bổ, an toàn thì đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, quan điểm này cần xem xét lại. Người Việt cũng cần phải được sử dụng sản phẩm an toàn bằng hoặc thậm chí cao hơn so với sản phẩm xuất khẩu”, ông Hiếu nêu ý kiến.

Vấn đề thiếu thông tin đang là rào cản trong việc phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước. Nhiều người vẫn chưa biết đến con cá ngừ, cá tra hay thậm chí tôm càng xanh.

Bên cạnh đó, tính minh bạch trong vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ cũng chưa tốt. Ông Hiếu cho hay, giá cả nhiều khi không phải vấn đề lớn khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra 500.000 - 600.000 đồng để mua một cân cua, miễn sao sản phẩm đó an toàn.

Đặt trong bồi cảnh thời gian vừa qua, thủy sản xuất khẩu Việt Nam chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các thị trường nước ngoài từ hàng rào thuế quan đến hàng rào kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp đã coi thị trường nội địa là bệ đỡ trong trường hợp việc xuất khẩu gặp khó khăn.

Mặc dù vậy, khâu phân phối sản phẩm thủy sản còn nhiều hạn chế trong khi tiêu thụ trong nước mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng đơn hàng lẻ tẻ, không lớn như xuất khẩu với hàng chục, thậm chí hàng trăm container cùng lúc.

Chi phí vận chuyển từ miền Nam ra miền Bắc cao khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao khiến các doanh nghiệp còn e ngại.

Ông Hiếu cho biết, thời gian qua, nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước, Cục chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản đã phối hợp với các Hiệp hội, ban ngành liên quan tổ chức các hội chợ thủy sản nhằm tuyên truyền và quảng bá cho người dân nội địa, đặc biệt ở phía bắc để tiếp cận các sản phẩm thủy sản.

Xem thêm

Đức Quỳnh