Thị trường hàng hóa (30/11): Giá gạo xuất khẩu giảm trở lại trong tuần này, Việt Nam - Nga hợp tác phát triển dự án khí đốt
Thị trường hàng hóa (29/11): Giá cá tra vẫn cao, giá gạo Thái Lan dự báo tăng |
1. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam, Ấn Độ đồng loạt giảm trong tuần này
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm còn 408 USD/ tấn từ mức 410 USD/tấn trong tuần trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, các thương nhân cho biết.
"Trung Quốc đã áp dụng các điều khoản chặt chẽ hơn đối với gạo Việt Nam, gồm cả thời gian kiểm tra kéo dài", theo một thương nhân ở TP HCM.
Bên cạnh đó, Philippines cũng sẽ không mở thêm bất kì phiên đấu thầu nào trong thời gian còn lại của năm nay, điều này làm ảnh hưởng tới giá gạo của Việt Nam, một thương nhân khác tại TP HCM nói.
2. Dịch ASF mở ra cơ hội đối với thịt bò nhập khẩu tại Trung Quốc
Theo ông Blake Holgate, chuyên gia phân tích protein động vật của Rabobank, tiêu thụ thịt heo của Trung Quốc được dự báo giảm, mang tới cơ hội gia tăng tiêu thụ và nhập khẩu những sản phẩm protein động vật khác gồm trừng, gia súc, thịt bò, thịt cừu và hải sản.
Mặc dù thịt bò không phải nguồn thay thế lớn, nguồn cung thịt heo thiếu hụt tại Trung Quốc có thể thúc đẩy tiêu thụ.
Trong 9 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt bò của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 40% so với năm trước lên 456.000 tấn.
3. Tháng 11, Việt Nam nhập siêu 400 triệu USD
Theo Tổng Cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11 ước tính đạt 21,6 tỉ USD, giảm 4,1% so với tháng trước.
Kim ngạch xuất khẩu phần lớn các mặt hàng trong tháng giảm so với tháng trước. Trong đó, sắt thép giảm 30,8%; xăng dầu giảm 12,7%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 8,3%; hàng dệt may giảm 4,8%.
Tính chung 11 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 223,63 tỉ USD, tăng 14,4% so với cùng kì năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kì năm trước.
4. Việt Nam, Nga tăng cường hợp tác phát triển các dự án khí đốt ở Biển Đông
Việt Nam và Nga đang hợp tác chặt chẽ hơn trong các dự án phát triển khí đốt tại Biển Đông khi hai nền kinh tế muốn giảm sự phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc.
Theo Nikkei Asia Review, việc hợp tác giữa Việt Nam và Nga nhằm phát triển nguồn nhiên liệu tại Biển Đông có thể vấp phải sự phản đối từ Bắc Kinh.
Đầu tháng 11, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có chuyến công du tới Hà Nội để thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hai nhà lãnh đạo đã một lần nữa xác nhận cam kết giữa hai quốc gia về các dự án hợp tác phát triển khí đốt tự nhiên tại Biển Đông và những phương thức hợp tác kinh tế khác.
5. Những thách thức của ngành nông nghiệp Mỹ năm 2019
Sự bất ổn của thị trường dưới tác động từ cuộc tranh chấp thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thời tiết khắc nghiệt và sự lây lan tiềm tàng của dịch tả heo châu Phi (ASF) có thể đe dọa tới ngành nông nghiệp Mỹ trong năm 2019, Rabobank cảnh báo.
Cụ thể, trong báo cáo triển vọng hàng năm mới nhất, Rabobank dự báo sự không chắc chắn trong thương mại vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nông dân Mỹ vào năm tới.
Xem thêm |