Việt Nam, Nga tăng cường hợp tác phát triển các dự án khí đốt ở Biển Đông
Theo Nikkei Asia Review, việc hợp tác giữa Việt Nam và Nga nhằm phát triển nguồn nhiên liệu tại Biển Đông có thể vấp phải sự phản đối từ Bắc Kinh.
Đầu tháng 11, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có chuyến công du tới Hà Nội để thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hai nhà lãnh đạo đã một lần nữa xác nhận cam kết giữa hai quốc gia về các dự án hợp tác phát triển khí đốt tự nhiên tại Biển Đông và những phương thức hợp tác kinh tế khác.
Hai bên cũng thống nhất tăng gấp đôi thương mại song phương lên 10 tỉ USD vào năm 2020.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Gazprom, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên thuộc kiểm soát của chính phủ Nga, đã thống nhất hợp tác phát triển khí đốt tại các mỏ dầu trên thêm lục địa ở Biển Đông. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa được triển khai vì sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: AP. |
Tăng cường quan hệ với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á
Nga đang theo đuổi mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam để thiết lập chỗ đứng tại Đông Nam Á.
"Chúng tôi hi vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ được củng cố. Để đạt điều đó, chúng tôi sẽ tạo điều kiện để triển khai những dự án hợp tác mới gồm Gazprom, Zarubezhneft (một công ty dầu khí khác dưới sự kiểm soát của chính phủ Nga), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp khác", ông Medvede phát biểu về sự hợp tác giữa hai công ty dầu khí.
Nga không phải một đối tác thương mại lớn của Việt Nam, chiếm ít hơn 1% tổng thương mại của quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, để tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, Việt Nam đã củng cố quan hệ với Nga và các quốc gia khác.
Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU) đã kí một thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam trong năm 2016. EEU cũng đang tìm cách hợp tác kinh tế sâu rộng hơn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
"Hai quốc gia (Việt Nam và Nga) sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận về một khu thương mại tự do giữa Việt Nam và EEU để tối đa hóa các điều kiện thuận lợi và ưu tiên theo thỏa thuận này", Nikkei Asia dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
"Chúng tôi sẽ tìm cách đạt được một sự đồng thuận trong thương mại song phương và đầu tư bằng cách tăng doanh thu thương mại song phương lên 10 tỉ USD vào năm 2020".
Nhân công đang đứng tại giàn khoan Lan Tây trên Biển Đông. Ảnh: Reuters. |
Nền kinh tế Nga đã bị tổn hại từ các lệnh trừng phạt kinh tế của châu Âu theo sau việc sáp nhập Crimea vào Nga và ủng hộ các cuộc nổi loạn của những người theo chính sách ly khai tại miền đông Ukraine vào năm 2014.
Moscow đã cố giảm thiểu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt thông qua việc củng cố quan hệ với Trung Quốc, nhưng cũng lo ngại về sự quá phụ thuộc vào quốc gia láng giềng này để phát triển kinh tế.
Năm 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm rõ tham vọng của Nga trong việc trở thành một nhân tố tích cực tại Đông Nam Á.
"Chúng tôi tin đây là mối quan tâm thiết thực và thể hiện một cơ hội để củng cố vị thế của mình tại những thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng tại khu vực", ông cho biết.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/