Thị trường hàng hóa (27/7): Giá gạo Ấn Độ phục hồi, Malaysia điều tra CBPG sắt thép nhập từ Việt Nam
Thị trường hàng hóa (26/7): Ngành gạo đối mặt nhiều thách thức, giá tiêu khó phục hồi | |
Thị trường hàng hóa (25/7): Thái Lan chi 3 tỷ USD trợ cấp gạo, Canada ra phán quyết thép cán nguội Việt Nam |
1. Thêm 5 nhà chế biến gạo Ấn Độ được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Trung Quốc đã cho phép thêm 5 nhà chế biến gạo của Ấn Độ, gồm cả côgn ty Chaman Lal Setia và Adani Wilmar, xuất khẩu gạo sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi thanh tra cơ sở, trong khi bốn cơ sở khác được yêu cầu cải thiện điều kiện kho lưu trữ.
Trong năm 2016, Trung Quốc đã chính thức công nhận 14 nhà xuất khẩu gạo, sau khi thanh tra cơ sở chế biến của họ tại Ấn Độ, nhưng cấm hoạt động xuất khẩu diễn ra vì vấn đề kiểm dịch. Theo đó phía Trung Quốc cho biết có sự xuất hiện của một loại bọ gây hại, được biết đến là mọt cứng đốt, trong gạo Ấn Độ.
2. Nhập khẩu vàng ròng của Trung Quốc qua Hồng Kông chạm đỉnh 15 tháng trong tháng 6
Số liệu công bố hôm 26/7 cho biết, nhập khẩu vàng ròng của Trung quốc thông qua đường dẫn Hồng Kông tăng 40,3% trong tháng 6 so với mức cao nhất kể từ tháng 3/2017 trong tháng trước.
Cụ thể, Cục Thống kê Hồng Kông cho biết, nhập khẩu vàng của quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới qua Hồng Kông đạt 80,867 tấn trong tháng 6, tăng từ mức 57,649 tấn trong tháng 5. Đây là khối lượng nhập khẩu lớn nhất kề từ mức 111,647 tấn được ghi nhận hồi tháng 3/2017.
3. Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sắt thép nhập khẩu từ Việt Nam
Theo Cục Phòng vệ thương mại (thuộc Bộ Công Thương), Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) đã khởi xướng điều tra bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm (galvanized steel coils/sheets or galvanised iron coils/sheets), có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam căn cứ vào đơn kiện của nguyên đơn nộp ngày 26/6.
Sản phẩm bị điều tra thuộc nhóm sắt hoặc thép hợp kim và không hợp kim dạng cuộn cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm, có mã HS: 7210.41.1100; 7210.41.1200; 7210.41.1900; 7210.41.9900; 7210.49.1100; 7210.49.1200; 7210.49.1300; 7210.49.1900; 7210.49.9100; 7210.49.9900; 7212.30.9000; 7225.92.9000, 7225.99.9000; 7226.99.1100; 7226.99.1900; 7226.99.9100; 7226.99.9900.
4. Bộ Công Thương đề xuất gỡ khó doanh nghiệp nhập khẩu giấy
Hiệp hội kiến nghị về Công văn số 3438/TCHQ-GSQL ngày 18/6 và Công văn số 3738/TCHQ-GSQL ngày 26/6 của Tổng cục Hải quan về về việc tăng cường quản lý phế liệu nhập khẩu đã làm tăng thời gian chờ đợi thông quan lô hàng, ách tắc hàng hóa tại cảng, tăng chi phí lưu kho, lưu bãi và các chi phí khác của doanh nghiệp.
Sau khi nghiên cứu đề nghị của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính xem xét nghiên cứu kiến nghị Hiệp hội. Theo đó, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong ngành công nghiệp giấy, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Thời kỳ hoàng kim của cá rô phi Trung Quốc có thể chấm dứt vì lệnh thuế của ông Trump
Cá rô phi nổi tiếng với vị thanh trong khi giá lại rẻ. Tuy nhiên, loại cá này lại nằm trong danh mục các mặt hàng trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại giữa hai nước kéo dài trong nhiều năm. Hiện tại, các nhà nhập khẩu và nhà phân phối đang theo dõi khả năng liệu cá rô phi có được miễn trừ khỏi lệnh thuế hay không.
Nếu viễn cảnh đó không xảy ra thì sản phẩm này sẽ trở thành một ví dụ điển hình của việc chỉ cần một thay đổi nhẹ đối với chi phí nhập khẩu cũng ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng. Các bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão sẽ buộc phải dừng mua các rô phi Trung Quốc và chuyển sang nguồn lương thực khác giàu protein có giá rẻ hơn.
6. Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ phục hồi từ đáy 15 tháng nhờ nhu cầu cải thiện
Nhu cầu gạo Ấn Độ đã tăng trong tuần này sau đợt sụt giảm gần đây, kéo giá gạo xuất khẩu lên cao, trong khi hoạt động thương mại trầm lắng trong bối cảnh nguồn cung dồi dào khiến giá gạo tại các quốc gia châu Á khác duy trì ổn định.
Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đã tăng 3 USD/tấn lên 389 - 393 USD/tấn sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/4/2017 trong tuần trước.
7. Đầu tư vào nông nghiệp tồn đọng tới 500 thủ tục cần rà soát
Theo ông Lê Mạnh Hùng - Phó cục trưởng, Cục Phát triển Doanh nghiệp cho hay, mặc dù hiện nay không còn điều kiện kinh doanh nào cản trở việc doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng vẫn còn tồn đọng tới 500 thủ tục hành chính cần rà soát.
“Chúng tôi đã đồng tình với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị cắt giảm 40 - 50% thủ tục hành chính trong thời gian tới”, ông Hùng nói.
Xem thêm |