|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thời kỳ hoàng kim của cá rô phi Trung Quốc có thể chấm dứt vì lệnh thuế của ông Trump

11:55 | 27/07/2018
Chia sẻ
Cá rô phi Trung Quốc đã có mặt tại nhiều nhà hàng ở Mỹ trong hơn một thập kỷ qua và vẫn đang trong xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, với lệnh thuế 10% áp lên mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thời kỳ hoàng kim của cá rô phi Trung Quốc tại đất Mỹ có thể dần kết thúc.
ca ro phi co the bien mat khoi thi truong my do lenh thue cua ong trump Giá cá tra tăng mạnh, người tiêu dùng chuyển sang chọn cá rô phi

Cá rô phi nổi tiếng với vị thanh trong khi giá lại rẻ. Tuy nhiên, loại cá này lại nằm trong danh mục các mặt hàng trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại giữa hai nước kéo dài trong nhiều năm. Hiện tại, các nhà nhập khẩu và nhà phân phối đang theo dõi khả năng liệu cá rô phi có được miễn trừ khỏi lệnh thuế hay không.

Nếu viễn cảnh đó không xảy ra thì sản phẩm này sẽ trở thành một ví dụ điển hình của việc chỉ cần một thay đổi nhẹ đối với chi phí nhập khẩu cũng ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng. Các bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão sẽ buộc phải dừng mua các rô phi Trung Quốc và chuyển sang nguồn lương thực khác giàu protein có giá rẻ hơn.

ca ro phi co the bien mat khoi thi truong my do lenh thue cua ong trump
Cá rô phi có thể biến mất khỏi thị trường Mỹ do lệnh thuế của ông Trump

Ông Dan Fusco, Chủ tịch Công ty Thương mại Thực phẩm Toàn cầu, một công ty nhập khẩu và phân phối cá đông lạnh cho biết: “Chúng tôi không thể cân đối giữa thuế tăng và giá cá. Chúng tôi buộc phải tăng giá bán”.

Mỹ nhập khẩu hơn 80% cá rô phi philê đông lạnh từ Trung Quốc. Tính đến tháng 5, kim ngạch nhập khẩu loại cá này từ Trung Quốc đạt 82,4 triệu USD, theo dữ liệu từ Urner Barry, một công ty nghiên cứu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Trong khi Mỹ nhập khẩu hầu hết cá rô phi tươi từ Mỹ Latinh, các sản phẩm đông lạnh lại có sức hút lớn hơn do có giá thành rẻ. Và vì thiếu các nhà máy chế biến cá rô phi, các công ty Mỹ khó tìm nguồn cung thay thế nếu cá rô phi từ Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn.

Ông Kevin Fitzsimmons, giáo sư thuộc trường Đại học Arizona đồng thời là giám đốc Liên minh cá rô phi châu Mỹ, nhận định người tiêu dùng Mỹ sẽ bị thiệt nhiều hơn các nhà sản xuất Trung Quốc, vì họ đã xâm nhập vào các thị trường khác như châu Âu, Nga và Trung Đông. Ông nói thêm người tiêu dùng sẽ không có thêm lựa chọn tốt nào về cá giá rẻ. Chi phí nhập khẩu cá basa, loại cá có thể thay thế cá rô phi, gần đây cũng tăng do Mỹ áp thuế chống bán phá giá riêng biệt.

Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu 148.000 tấn cá rô phi đông lạnh hoặc tươi từ Trung Quốc, theo dữ liệu từ Chương trình Dịch vụ Thủy sản Quốc gia.

Công ty nhập khẩu cá rô phi Fishin’ cho rằng, người tiêu dùng sẽ rất thất vọng về mức thuế khiến giá cá rô phi tăng. Và không chỉ riêng cá rô phi, một số loại cá khác như cá hồi và cá tuyết cod, được đánh bắt tại nơi khác rồi gửi đến Trung Quốc chế biến, cũng có thể bị tăng giá

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quỳnh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.