Thêm 5 nhà chế biến gạo Ấn Độ được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Xuất khẩu gạo: Lo vì phụ thuộc thị trường lớn |
Trong năm 2016, Trung Quốc đã chính thức công nhận 14 nhà xuất khẩu gạo, sau khi thanh tra cơ sở chế biến của họ tại Ấn Độ, nhưng cấm hoạt động xuất khẩu diễn ra vì vấn đề kiểm dịch. Theo đó phía Trung Quốc cho biết có sự xuất hiện của một loại bọ gây hại, được biết đến là mọt cứng đốt, trong gạo Ấn Độ.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Trung Quốc hồi tháng 6, một biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Cục Hải quan Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp Ấn Độ về các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với gạo xuất khẩu từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Quy định về yêu cầu kiểm dịch thực vật năm 2006 đối với gạo xuất khẩu từ Ấn Độ sang Trung Quốc đã được điều chỉnh để gồm cả xuất khẩu các loại gạo non-basmati từ quốc gia này.
Theo các nhà xuất khẩu Ấn Độ, trong bối cảnh tranh chấp thuế quan thương mại với Mỹ, Trung Quốc tỏ ra nghiêm túc trong việc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. |
“Trước đây, họ đồng ý nhập khẩu từ 14 nhà xuất khẩu, tất cả đều có trụ trở tại khu vực phía Bắc và chủ yếu giao dịch gạo basmati”, một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết. Lần này, 2 nhà xuất khẩu gạo non-basmati đến từ Nizamabad và Nagpur, đã được liệt kê trong danh sách đăng ký xuất khẩu. Hai đội thanh tra từ Cục Hải quan Trung Quốc đã ghé qua 14 nhà máy chế biến gạo tại các bang khác nhau trong giai đoạn ngày 9 – 17/7.
Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất và nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, mua hơn 5 triệu tấn gạo mỗi năm từ Việt Nam, Thái Lan và Pakistan. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ nhận định, họ có tiềm năng xuất khẩu 1 triệu tấn gạo, gồm cả các loại gạo basmati sang Trung Quốc trong vài năm tới, nếu thương mại tự do được cho phép.
Tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ lên đến 12,7 triệu tấn trong năm tài chính năm ngoái, tăng từ mức 10,8 triệu tấn một năm trước đó. Điều này cho phép quốc gia này duy trì vị trí là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
“Hai quốc gia đang gắn bó hơn và tôi dự đoán một sự khởi đầu tốt trong thương mại với Trung Quốc đối với gạo basmati và gạo non-basmati”, ông Vijay Setia, Chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuấtk hẩu gạo Ấn Độ cho biết. Ông Setia, người sẽ đến Trung Quốc theo phái đoàn chính thức để đàm phán trong hai ngày 1 – 2/8, cho biết lần này Trung Quốc có vẻ nghiêm túc về việc cho phép hoạt động thương mại.