|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa 22/1: Không để xảy ra tình trạng giải cứu nông sản, giá tôm khó lòng tăng bật

19:38 | 22/01/2019
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin giá tôm khó lòng tăng bật trong thời gian tới. Ngành nông nghiệp quyết tâm không để tình trạng giải cứu nông sản xảy ra trong thời gian tới.

1. Giá tôm xuất khẩu khó bật tăng

2018 là một năm không thành công của XK tôm vì giá giảm mạnh trên toàn thế giới, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng XK của cả ngành thủy sản. Trong năm nay, liệu XK tôm có khả quan hơn?

Giá tôm XK năm 2018 giảm mạnh trước hết là do nguồn cung tăng cao trên thế giới ở mức cung vượt cầu. Bên cạnh đó là một số nguyên nhân khác. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú, thời tiết đầu năm 2018 không thuận lợi, các nước Mỹ, Canada… có bão tuyết khiến cho lượng tôm tiêu thụ giảm đáng kể.

2. Trung Quốc chấp nhận đề nghị từ các nhà xuất khẩu gà Brazil để kết thúc vụ kiện CBPG

Bộ Thương mại Trung Quốc đã chấp nhận đề nghị từ phía các nhà xuất khẩu gà Brazil để giải quyết tranh chấp bán phá giá, giúp kéo giá cổ phiếu của công ty xuất khẩu gà BRF SA tăng cao, Reuters trích dẫn nguồn tin từ một luật sư hôm 21/1.

Claudia Marques, đối tác của MPA Trade Law và cũng là đại diện cho các nhà xuất khẩu Brazil, cho biết quyết định của Trung Quốc trong việc chấp nhận đề nghị sửa đổi mức giá bán đã được truyền đạt tới các bên trong báo cáo của Bộ Thương mại nước này.

3. 4 yếu tố khiến Goldman Sachs lạc quan về thị trường hàng hóa 2019

Dự báo về nguồn cung dầu mỏ sụt giảm, các chính sách kích cầu tiềm năng của Trung Quốc và bất ổn chính trị đang thúc đẩy hi vọng về sự gia tăng của ngành hàng hóa, theo Goldman Sachs.

Trả lời phỏng vấn của CNBC hôm 16/1, Jeff Curruies, người đứng đầu phòng nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Golman Sachs, cho biết ngân hàng lạc quan về dầu và vàng vì vài nguyên nhân, từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gợi ý ít tăng lãi suất và đồng USD suy yếu.

4. Không để câu chuyện 'giải cứu' nông sản tái diễn

Tại buổi họp báo Diễn đàn Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức, để đánh giá lại “bức tranh” sản xuất, tiêu thụ thị trường nông sản.

Để cụm từ “giải cứu nông sản” không còn xuất hiện trong 2019 và các năm tiếp theo, Việt Nam cần làm tốt khâu thị trường, sản xuất nông sản sạch, truy suất nguồn gốc và liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi. Các địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch nông sản.

5. Việt Nam từ chối 37.000 tấn hạt điều của Nigeria

hứ Hai (21/1), Liên đoàn Hàng hóa Nông nghiệp Nigeria (FACAN) cho biết 37.000 tấn hạt điều xuất khẩu từ quốc gia này sang Việt Nam đã bị từ chối vì giá cao, Phó Tổng Thư ký FACAN, ông Peter Bakare cho biết trong một buổi phỏng vấn với Cơ quan Thông tấn của Nigeria (NAN) tại Abuja.

Theo ông Bakare, biến động giá vì thiếu môi trường kinh doanh hiệu quả đã khiến giá điều thô từ Nigeria cao hơn giá thành phẩm trên thị trường quốc tế.

Đức Quỳnh