Thị trường hàng hóa (13/11): Khí gas có thể là năng lượng lớn thứ hai thế giới năm 2030
Thị trường hàng hóa (12/11): Giá cà phê thế giới và giá tôm đều phục hồi trong tháng 10 |
1. Ấn Độ xuất khẩu được 8 triệu tấn đường sau khi kí hợp đồng quốc tế đầu tiên trong 3 năm
Chật vật với lượng dự trữ dư thừa, tính tới thời điểm hiện tại, các nhà máy đường tại Ấn Độ, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, đã kí hợp đồng xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn sang các quốc gia như Trung Đông và Sri Lanka, theo một quan chức chính phủ Ấn Độ.
Trong số đó, khối lượng đường thô xuất khẩu gồm 6 triệu tấn và còn lại 2 triệu tấn là đường trắng.
2. Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu khó' với qui định nhập khẩu phế liệu
Tại phiên họp trù bị Hội nghị bàn tròn Nhật Bản năm 2018, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng việc nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam ngày càng bị thắt chặt.
Hiệp hội bày tỏ không mong muốn Việt Nam sẽ thành nơi tập trung rác của thế giới và ủng hộ chính sách bảo vệ Việt Nam khỏi rác.
Tuy nhiên, Hiệp hội cho hay cũng có doanh nghiệp thuộc ngành nghề nhập khẩu nguyên vật liệu có cùng mã HS với rác để gia công sản xuất như phế liệu sắt, thép, giấy cũ,...
3. IEA: Khí gas sẽ thay than đá trở thành nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới 2018 của IEA cho thấy nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn một phần tư trong giai đoạn 2017 - 2040 vì việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Theo đó, nhu cầu khí gas toàn cầu sẽ tăng 1,6% mỗi năm cho tới 2040, và theo đó sẽ tăng 45% so với thời điểm hiện.
Ước tính trên dựa vào "Kịch bản Chính sách mới" của IEA, với pháp chế và những chính sách nhằm giảm phát thải và chống lại biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng cho rằng, hiệu suất năng lượng trong việc sử dụng nhiên liệu, xây dựng và những ngành khác sẽ tốt hơn.
4. Cá rô phi Trung Quốc thất thế: 'Miếng bánh lớn' hay 'mối nguy mới' đối với cá tra Việt Nam?
Việc cá rô phi của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế tới 25% khiến mặt hàng này gặp khó khăn trong xuất khẩu. Đây được coi là cơ hội mới cho cá tra Việt Nam trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang phát triển nuôi cá tra để thay thế.
5. Xuất khẩu cá tra sang Brazil chưa thấy dấu hiệu phục hồi
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tính đến nửa đầu tháng 10, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil đạt 59,8 triệu USD, giảm 24,8% so với cùng kì năm trước. Trong ba quí đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này liên tục giảm từ 15,5 - 52,5% so với cùng kì năm 2017.
9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil trái ngược so với cùng kì năm ngoái. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong ba quí đầu năm, giá trị nhập khẩu sản phẩm cá thịt trắng của thị trường này giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó có Việt Nam.
6. Nhập khẩu thép tháng 10 của Mỹ giảm hơn 11% vì thuế quan của ông Trump
Tính đến tháng 10, tổng khối lượng nhập khẩu thép vào Mỹ giảm 11,4% so với cùng kì năm ngoái xuống 29,1 triệu tấn, theo Hiệp hội Sắt và Thép Mỹ (AISI).
Hiệp hội, ủng hộ ngành thép Mỹ, báo cáo lũy kế đến tháng 10, nhập khẩu thép thành phẩm, không yêu cầu thêm bất kì sự gia công nào, vào Mỹ đã giảm 13,3% so với năm ngoái xuống 22,1 triệu tấn.