Sự sụt giảm của giá dầu cho thấy thị trường một lần nữa điều chỉnh sai hướng
Nhận định này được đưa ra khi quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới nhận thấy giá dầu thô giảm mạnh, trong bối cảnh lo ngại về lo ngại nguồn cung dưới ảnh hưởng của lệnh trừng phạt Mỹ lên Iran hạ nhiệt.
Phát biểu tại hội nghị các bộ trưởng JMMC tại Abu Dhabi hôm 11/11, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falid cho biết: "Tất cả chúng tôi đều cho rằng sự phản ứng thái quá của thị trường về tuyên bố trừng phạt bị điều khiển bởi sự lo ngại thay vì lượng dự trữ thực tế".
"Các thị trường đôi khi cũng đi sai hướng như đã diễn ra vài tuần trước về một phía và hiện lặp lại khi đi theo một hướng khác, nhưng cuối cùng con lắc sẽ dao động theo một điểm chính giữa hợp lý", ông nói thêm.
Ông al-Falid cũng cho biết OPEC nói chung và các đồng minh không thuộc OPEC sẽ không ngại tiến hành một đợt giảm sản xuất khác trong những tuần sắp tới, nếu tổ chức quyết định hành động này là cần thiết.
Buổi gặp mặt chính thức của OPEC, khi bất kì quyết định chính sách nào sẽ được bỏ phiếu, dự kiến diễn ra tại Vienna, Áo vào ngày 6/12.
Ảnh: Ali Mohammadi/Bloomberg via Getty Images |
OPEC và đồng minh cảnh báo thị trường dư thừa dầu thô vào năm 2019
Thị trường dầu có vẻ sẽ hướng tới sự dư thừa trong năm tới nếu tăng trưởng sản lượng dầu thô toàn cầu vượt quá nhu cầu, một nhận định khác được đưa ra tại buổi họp của các bộ trưởng hôm 11/11.
OPEC và các nhà sản xuất không thuộc tổ chức, gồm cả Nga, đã bắt đầu giảm sản lượng trong tháng 1/2017 nhằm giảm lượng dư thừa dầu thô trên thế giới, nhân tố khiến giá dầu giảm từ 100 USD/thùng xuống dưới 30 USD.
Tuy nhiên, trong tháng 6, tổ chức đã đồng ý khôi phục lại một số sản lượng sau khi các thành viêm giảm sản xuất nhiều hơn dự định và khi giá dầu chạm mức cao nhất trong 3 năm 6 tháng.
Kể từ thời điểm đó, ba nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Nga và Arab Saudi, đều ghi nhận sản lượng ở mức cao kỉ lục. Trong khi đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, lãi suất tăng và đồng tiền suy yếu trên các thị trường mới nổi đã làm gia tăng lo ngại về sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu.
"Ủy ban các bộ trưởng xem xét lại những yếu tố cơ bản của nguồn cung và nhu cầu dầu hiện tại, và lưu ý rằng, triển vọng năm 2019 cho thấy tăng trưởng nguồn cung cao hơn yêu cầu của thế giới, một nhân tố khác cho sự bất ổn hiện tại", hội nghị JMMC cho biết.
"Ủy ban cũng lưu ý, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ảm đạm, cùng với những bất ổn, có thể ảnh hưởng tới nhu cầu dầu thế giới trong năm 2019, và có thể khiến khoảng cách giữa nguồn cung và nhu cầu rộng hơn".
Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, ông không bị thuyết phục rằng thị trường dầu sẽ dư thừa trong năm 2019. Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, và cùng với Arab Saudi, đóng góp vai trò quan trọng trong liên minh dầu.
Ảnh: loanstreet.com.my |
Giá dầu
Giá dầu đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, với giá dầu thô giao sau giảm gần 20% hoặc hơn kể từ khi chạm đỉnh vào đầu tháng 10.
Giá dầu thô Brent quốc tế chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu (9/11) ở mức 70,18 USD, giảm gần 1% trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ ghi nhận phiên giảm thứ 10 liên tiếp và chốt phiên ở mức 59,87 USD.
Sự sụt đổ của giá dầu tạo thành một sự đảo chiều ấn tượng so với tháng trước, khi giá dầu thô chạm đỉnh gần 4 năm vì giới giao dịch bám vào khả năng thiếu hụt nguồn cung một khi lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran có hiệu lực.
Triển vọng về lệnh trừng phạt lên nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC đã khiến một số nhà đầu tư đặt cược giá dầu Brent tăng đột biến trên 100 USD/thùng trước cuối năm. Tuy nhiên, bất kì phát biểu nào về lợi nhuận đạt mức ba con số đã biến mất kể từ đó.
Thay vào đó, cảm nhận thị trường giá xuống đã tạo áp lực khiến giá dầu thô Mỹ ghi nhận chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 1984.
Arab Saudi, Nga và Mỹ có nhiều hơn nguồn cung để bù đắp cho sự mất mát từ Iran kể từ đầu tháng.
Xem thêm |