|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường gấu là gì? Có đáng sợ không?

11:05 | 25/12/2018
Chia sẻ
Sau khi giảm 2,71% trong phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã gia nhập "câu lạc bộ thị trường gấu" cùng với chỉ số Nasdaq Composite. Khi nào thị trường mới có thể hồi phục?
thi truong gau la gi co dang so khong Muốn trấn an thị trường, Bộ trưởng Tài chính Mỹ ‘chữa lợn lành thành lợn què’?
thi truong gau la gi co dang so khong Chứng khoán Mỹ 24/12: Dow Jones mất hơn 650 điểm, thủng mốc 22.000 trước ngày Giáng sinh

Thị trường gấu (bear market) là thuật ngữ được giới đầu tư tại Mỹ sử dụng để miêu tả đợt suy giảm mạnh và kéo dài của thị trường chứng khoán. Về mặt số học, thị trường gấu xuất hiện khi chỉ số chứng khoán chính giảm trên 20% so với mức đỉnh gần nhất, thường trong vòng 52 tuần.

Trong phiên giao dịch đầu tuần 24/12, chỉ số S&P 500 chính thức rơi vào thị trường gấu khi giảm 20% từ mức đỉnh 52 tuần. Trong lịch sử, tháng 12 thường là tháng tích cực nhất đối với cổ phiếu nhưng tháng 12 năm nay lại hết sức bất lợi và nhiều khả năng trở thành tháng cuối năm tồi tệ nhất kể từ Cuộc Đại khủng hoảng năm 1931.

Ngoài tính tỉ lệ % giảm, còn có những cách khác mang tính cảm xúc để đo lường một thị trường gấu.

Tâm lí bi quan thường thắng thế trong thị trường gấu. Khi tin tốt xuất hiện nhưng không thể ngăn được làn sóng nhà đầu tư bán tháo, và khi điều kiện kinh tế ổn định nhưng thị trường vẫn tiếp túc lao dốc – đó là thị trường gấu. Các kịch bản mang tính tích cực thường bị bỏ qua, và những tin tức tốt thường nhanh chóng rơi vào quên lãng khi thị trường vừa đóng cửa.

Tháng 12 này, thị trường rơi vào tình trạng quá bán và chật vật trong việc phục hồi, điều này cho thấy nhà đầu tư đang lo lắng về một vấn đề rất lớn. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô căn bản không cho thấy dấu hiệu cảnh báo nào về một cuộc suy thoái trong tương lai, tức là không có điều kiện cần để thị trường chứng khoán lao dốc một cách toàn diện.

Khi nào thị trường chứng khoán Mỹ mới phục hồi?

Nếu tình trạng thị trường gấu lần này giống những lần trước đây, có thể sẽ phải mất khá lâu các chỉ số mới có thể quay lại đỉnh cũ.

Theo số liệu của Goldman Sachs và CNBC, kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các thị trường gấu kéo dài trung bình 13 tháng và chỉ số S&P 500 giảm trung bình 30,4%. Sau khi chạm đáy, chỉ số này phải mất trung bình 21,9 tháng để hồi phục.

thi truong gau la gi co dang so khong
Thống kê tóm tắt về mức giảm, thời gian giảm và thời gian hồi phục của Chứng khoán Mỹ trong thị trường gấu. Nguồn: CNBC

Cho dù thị trường chứng khoán chỉ “điều chỉnh” – tức là giảm ít nhất 10% từ đỉnh, con đường hồi phục cũng không hề ngắn.

Các đợt điều chỉnh kéo dài trung bình 4 tháng và chỉ số chính giảm 13% mới chạm đáy. Và phải mất thêm 4 tháng nữa chỉ số mới quay lại mốc cũ.

Các nhà đầu tư có một bản danh sách dài gồm những vấn đề đáng quan tâm trong năm sau. Cục dự trữ liên bang (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất, làm tăng chi phí đi vay. Tuần trước, Fed đã nâng lãi suất lần thứ tư trong năm 2018 còn Chủ tịch Fed Jerome Powell thì cho biết tổ chức này sẽ tiếp tục giảm qui mô bảng cân đối kế toán với tốc độ như hiện nay.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải lo ngại về diễn biến giảm sâu của giá dầu và cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.

Chưa kể, việc một phần chính phủ Mỹ tạm ngừng hoạt động cũng có tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư.

Từ 0h ngày 22/12 (12h trưa giờ Việt Nam), một phần Chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa do Thượng viện Mỹ từ chối thông qua dự luật chi tiêu mới, trong đó có khoản ngân sách 5 tỉ USD để xây tường ngăn biên giới Mexico theo đề nghi của Tổng thống Trump. Kể từ năm 1978 đến nay, đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ đóng cửa ba lần trong một năm.

thi truong gau la gi co dang so khong
Thống kê những lần chứng khoán Mỹ rơi vào thị trường gấu từ sau Thế chiến thứ hai đến nay. Nguồn: CNBC

Xem thêm

Song Ngọc

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.