|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường dầu thô đã thực sự cân bằng?

12:01 | 04/08/2020
Chia sẻ
Giới chuyên gia cho rằng hiện tại OPEC+ đã dần khôi phục được sự cân bằng, giá dầu thô đã hồi phục tuy nhiên tổ chức này phải rất thận trọng bởi trạng thái cân bằng này khá mong manh

“OPEC và các nước đồng minh cần tìm giải pháp cân bằng giữa việc hỗ trợ giá dầu và hạn chế việc Mỹ tăng sản lượng”, một chiến lược gia trả lời phỏng vấn CNBC trong tuần này khi OPEC+ bắt đầu nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Theo CNBC, thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC+ 9,7 triệu thùng/ngày hết hạn vào ngày 31/7. Từ tháng 8, mức cắt giảm chỉ còn 7,7 triệu thùng/ngày.

Reuters đưa tin giá dầu ngày 3/8 giảm do lo ngại cung vượt cầu, đặc biệt trong bối cảnh sản lượng dầu tăng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7 khi mà các nước vùng Vịnh chấm dứt việc tự nguyện cắt giảm nguồn cung.

Theo Oilprice, sau ba tháng liên tiếp tăng giá, quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới Arab Saudi được kì vọng sẽ thực hiện đợt cắt giảm đầu tiên đối với giá bán chính thức (OSP) kể từ khi OPEC+ bắt đầu cắt giảm sản lượng nhằm đẩy mạnh thị trường và giá cả khi nhu cầu sụp đổ. 

Theo John Driscoll, chiến lược gia trưởng của JTD Energy Services cho biết “Chúng ta đang chứng kiến một hành động cân bằng mang tính rủi ro cao mà OPEC+ đang cố gắng thực hiện”.

Đầu năm 2020 nguồn cung dư do nhu cầu tiêu thụ dầu giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và cuộc chiến giá dầu giữa Arab Saudi và Nga khiến OPEC+ phải thiết lập thỏa thuận cắt giảm sản lượng lớn nhất lịch sử vào tháng 4/2020.

“Hiện tại OPEC+ đã dần khôi phục được sự cân bằng, giá dầu thô đã hồi phục tuy nhiên tổ chức này phải rất thận trọng bởi trạng thái cân bằng này khá mong manh”, Driscoll trả lời phỏng vấn CNBC.

Ông này cũng cho hay “Nếu giá dầu tăng hơn 45-50 USD/thùng sau những đợt cắt giảm này, thì hành động đó như một sự khiêu khích đối với các nhà sản xuất dầu độc lập của Mỹ”.

Giá dầu WTI tương lai đã giảm 1,22% xuống còn 39,78 USD/thùng trong phiên giao dịch chiều tại châu Á trong khi giá dầu Brent giảm 0,94% xuống còn 43,11 USD/thùng.

“Theo tôi đây là trạng thái cân bằng hiện tại không bền vững mà ở đó không có gì là chắc chắn cả, kể cả tốc độ phục hồi của nhu cầu”, Driscoll cho hay.

Driscoll cũng lưu ý là rất khó để dự đoán được tốc độ phục hồi của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại mà “Cần phải tìm ra giải pháp để giữ cho sản lượng dầu thô của Mỹ ổn định đồng thời hỗ trợ giá dầu”.

Theo Oilprice, đã có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi nhu cầu dầu chững lại và tình trạng dư cung khác sắp diễn ra. Bởi giá dầu Brent tương lai rơi vào tình trạng bù hoãn mua khi mà giá tương lai cao hơn giá giao ngay.

Đồng thời nhiều chuyên gia cũng hoài nghi về nguồn gốc của nhu cầu dầu khi mà hàng loạt kế hoạch du lịch bị hủy bỏ trong kì nghỉ hè năm nay.

“Nhu cầu khó có thể phục hồi nhanh chóng nếu nhìn vào những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 như hàng không thương mại”, Driscoll cho hay.

Ông này cũng cho rằng tốc độ phục hồi nhu cầu là rất chậm và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sự phát triển vắc xin cũng như sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới trên toàn cầu.

“Có rất nhiều sự không chắc chắn trong thời điểm hiện tại, và rất khó để dự đoán chính xác những gì sẽ xảy ra với nền kinh tế trong tương lai”.

Biên lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu, đặc biệt là nhiên liệu máy bay và xăng dầu trên khắp châu Á bị thu hẹp lại do nhu cầu tiêu thụ đình trệ.

Các công ty lọc dầu ở Ấn Độ hiện đang cắt giảm tỉ lệ xử lí trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu, tăng từ mức thấp trong tháng 4 và tháng 5, đang chững lại trong tháng này do giá nhiên liệu cao hơn và một phần Ấn Độ vẫn đang bị phong tỏa, các hoạt động kinh tế và vận tải bị đình trệ bởi gió mùa.

Vài tuần trước, sự phục hồi nhu cầu dầu không đi theo mô hình phục hồi chữ V nhưng sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới trên toàn thế giới đang dần chậm lại khiến cho sự phục hồi nhu cầu, nếu không bị đình trệ, cũng rất “yếu ớt”.

Nhu cầu tiêu thụ không ổn định, nguồn cung gia tăng do OPEC+ nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ ngày 1/8 cùng biên lợi nhuận thấp có thể khiến Arab Saudi không còn lựa chọn nào khác ngoài đáp ứng kì vọng của khách hàng và giảm giá dầu lần đầu tiên sau bốn tháng.

Ngành xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc cũng đang cân nhắc lợi nhuận trong khu vực.

Ông này cũng cho rằng tốc độ phục hồi nhu cầu là rất chậm và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sự phát triển vắc xin cũng như sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 mới trên toàn cầu.

“Có rất nhiều sự không chắc chắn trong thời điểm hiện tại, và rất khó để dự đoán chính xác những gì sẽ xảy ra với nền kinh tế trong tương lai”.

H.Mĩ

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.