|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán đang phải đối mặt với những 'cơn gió ngược'?

15:34 | 07/05/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” kể từ đầu tháng 4 đến nay do lo ngại về những yếu tố gây bất ổn.
thi truong chung khoan dang phai doi mat voi nhung con gio nguoc Chứng khoán ngày mai sẽ tăng?
thi truong chung khoan dang phai doi mat voi nhung con gio nguoc Thị trường chứng khoán Việt Nam mất ngôi đầu Châu Á về tay Singapore

Theo công ty Chứng khoán VNDIRECT, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phải đối mặt với đợt điều chỉnh mạnh trong quý II và có thể hé lộ những cơ hội hấp dẫn để tích lũy cổ phiếu cho nửa cuối năm 2018.

Cụ thể, sau đà tăng ấn tượng trong quý I/2018 với 19,3%, thị trường chứng khoán đang phải đối mặt những “cơn gió ngược” kể từ đầu tháng 4 đến nay do lo ngại những yếu tố gây bất ổn như mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2018 dần qua, dẫn đến một đợt chốt lời trên diện rộng do giá cổ phiếu đã tăng mạnh trước đó theo kỳ vọng của nhà đầu tư.

Ngoài ra, những rủi ro không lường trước đến từ bên ngoài gây tâm lý bất ổn trong giới đầu tư như khả năng nổ ra cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị Trung Đông.

thi truong chung khoan dang phai doi mat voi nhung con gio nguoc

Những dấu hiệu cho thấy thanh khoản trên thị trường tài chính quốc tế đang dần thắt chặt (lãi suất LIBOR có xu hướng tăng lên) do quá trình nâng dần lãi suất điều hành của FED và việc định giá của thị trường không thực sự hấp dẫn sau giai đoạn dài tăng giá trong năm 2017 và quý I/2018.

Khả năng nâng hạng thị trường chứng khoán vào năm 2020 không cao

VNDIRECT cho biết, MSCI sẽ công bố kết quả đánh giá thị trường định kỳ hàng năm vào tháng 6/2018 và trong kịch bản lạc quan nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được đưa vào “danh sách rút gọn”.

Sau đó, cần thêm ít nhất một năm để MSCI nhận các phản hồi, ý kiến đóng góp từ cộng đồng đầu tư quốc tế và cần thêm một năm nữa để các nhà đầu tư có thể chuẩn bị cho những thay đổi sẽ xảy ra. Như vậy, sớm nhất là vào 2020, thị trường Việt Nam mới được chính thức nâng hạng lên nhóm “thị trường chứng khoán mới nổi”.

Tính tới cuối quý I/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đáp ứng được hầu hết các tiêu chí về mặt định lượng theo yêu cầu của MSCI, bao gồm các tiêu chí về quy mô và thanh khoản thị trường.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa đáp ứng một số tiêu chí về mặt định tính như công bố thông tin bằng tiếng Anh, các rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài (về tỷ lệ sở hữu, pháp lý,…), cơ sở hạ tầng, công nghệ và khả năng chuyển đổi ngoại tệ một cách thuận lợi, linh hoạt cho nhà đầu tư ngoại.

Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, khả năng thị trường được đưa vào “danh sách rút gọn” trong tháng 6 tới và chính thức được nâng hạng lên nhóm “thị trường chứng khoán mới nổi” vào năm 2020 là không cao.

Cần thêm ít nhất một năm nữa để thị trường Việt Nam có thể được đưa vào “danh sách rút gọn” của MSCI.

Một bộ phận cổ phiếu vốn hóa lớn đang bị định giá cao

Theo VNDIRECT, một bộ phận cổ phiếu vốn hóa lớn (large-cap) đang bị định giá quá cao và kéo định giá chung của thị trường lên cao, trong khi có nhiều cổ phiếu đang được chiết khấu sâu so với mức bình quân chung của thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình (mid-caps).

Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình xứng đáng được giao dịch ở mức định giá cao hơn trong tương lai gần, do tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhóm này nhỉnh hơn mức bình quân của cổ phiếu vốn hóa lớn nhưng lại có mức định giá thấp hơn nhiều.

Theo thống kê, có 131 cổ phiếu vốn hóa trung bình đang được giao dịch với P/E và P/B bình quân là 10,6 lần và 1,5 lần, trong khi lợi nhuận tăng trưởng 24,5%, cao hơn so với mức tăng trung bình là 22,7% của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Trong khi nhóm vốn hóa lớn và trung bình ghi nhận kết quả kinh doanh năm 2017 tăng trưởng khả quan thì nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ gây thất vọng. Cụ thể, doanh thu tăng nhẹ 4,1% nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 9,3%. Có đến 253 doanh nghiệp small-caps sụt giảm lợi nhuận trong năm 2017 (chiếm tỷ lệ 43%), trong đó nhiều doanh nghiệp lỗ lớn như VHG (-1.179 tỷ đồng), NVT (-479 tỷ đồng), OGC (-473 tỷ đồng) và PVX (-398 tỷ đồng).

Minh Anh