Chứng khoán ngày mai sẽ tăng?
Thị trường chứng khoán Việt Nam mất ngôi đầu Châu Á về tay Singapore | |
‘Tôi chưa bán tức là tôi chưa lỗ’ – sai lầm nguy hiểm trong tâm lý đầu tư |
Thị trường chứng khoán luôn làm người ta bất ngờ, đi từ ngạc nhiên dễ chịu sang ngạc nhiên khó chịu và ngược lại. Ảnh: THÀNH HOA |
B. - một nhà đầu tư khác - chung vốn cùng một người bạn mua cổ phiếu của Công ty Hà Đô năm 2010. Ban đầu cả hai chỉ định đầu tư một năm, nhưng rồi giá cổ phiếu cứ rớt, có lúc chỉ còn bằng 40% giá mua. Anh quyết định “mặc kệ nó”, thi gan với thị trường. Sau Tết Âm lịch vừa rồi, anh kết thúc sự thi gan bằng cách bán ra. Tám năm, tổng cộng lãi 130%, bình quân 16,25%/năm, hơn gửi tiền ngân hàng một chút.
Tôi không biết trả lời thế nào câu hỏi của A., cũng như không biết có nên chia sẻ niềm vui với B. Anh B. làm việc trong ngành tài chính, hiểu biết về chứng khoán có thừa, mà cũng phải kiên trì đến từng ấy năm mới có lãi. Còn A. là dân “ngoại đạo” chứng khoán. Cuối năm ngoái, đầu năm nay thấy thị trường lên quá, đâu đâu người ta cũng bảo mua cổ phiếu lời hơn hẳn gửi tiết kiệm, nên cô đánh bạo mua.
Câu hỏi của A. ám ảnh tôi mấy ngày, nó khiến tôi nhớ lại những câu chuyện cũ. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp, luôn kiếm được lợi nhuận từ giao dịch cổ phiếu ngay từ năm 2001 và cả trong thời kỳ thị trường suy thoái 2010-2013, nhưng cuối cùng đã giã từ chứng khoán sau khi cắt lỗ cổ phiếu Vietcombank mà ông đã tham gia đấu giá IPO ở mức trên 100.000 đồng.
Thị trường chứng khoán luôn làm người ta bất ngờ, đi từ ngạc nhiên dễ chịu sang ngạc nhiên khó chịu và ngược lại. Tháng 4-2018 là tháng tệ hại của chứng khoán. VN-Index sau khi đạt đỉnh cao nhất lịch sử 1.200 điểm cứ rớt đều và cuối tháng có phiên đã về gần 1.000 điểm, gần bằng mức của năm 2017. Vậy là từ đầu năm đến nay thị trường gần như “của thiên trả địa”.
Tuy nhiên lần này ý kiến các chuyên gia phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng và bản tin phân tích, nghiên cứu của các công ty chứng khoán không nhìn thị trường u ám như trước đây. Những nhận định tỏ ra bình thản như thể các đợt điều chỉnh là tất yếu để thị trường lành mạnh hơn một khi nó đã tăng quá nhanh trong suốt quí 1. Vẫn còn đó những yếu tố để lạc quan như tỷ giá hối đoái ổn định, lãi suất đã bắt đầu đi lên khỏi vùng đáy nhưng vẫn còn thấp, chính xác là mới qua điểm thấp nhất trong vòng mười năm qua, lạm phát đang được nỗ lực kiềm chế và GDP tăng trưởng cao.
Liệu có gì để lo ngại không? Có.
Đó là sự đồng thuận của thị trường trong nước và chứng khoán thế giới. Giờ đây mối liên kết giữa VN-Index và các chỉ số chứng khoán Mỹ gắn bó, chứ không “đường ai nấy đi” như trước kia. Đêm trước (theo giờ Việt Nam) Dow Jones mà giảm mạnh, thì thể nào sáng hôm sau xác suất cao là ba sàn chứng khoán Việt cũng đỏ theo.
A. bảo từ ngày có cổ phiếu Hòa Phát, cô chăm đọc tin tức tài chính, nhưng đọc là đọc, không biết hành động thế nào. Dường như đâu đâu cũng nói lý thuyết, đại thể thị trường lên rồi xuống, giảm rồi tăng. Đúng là thế thật. Có ai đoán đúng thị trường, nếu đoán được, họ giàu to rồi.
Tâm trạng của những người đang giữ cổ phiếu như A. đang phổ biến, nó là tấm gương phản chiếu tâm lý thị trường. Vì sao đầu tháng 4-2018, thị trường đang “đẹp” thế, bỗng “gãy”? Tất cả bắt đầu từ đâu nhỉ, cái tâm lý nào gây nên sự “gãy” này?
James Rickards trong cuốn Những cuộc chiến tranh tiền tệ (Currency Wars - The making of the next global crisis) viết rằng “mỗi thị trường đều có hai bên, một bên có ai đó muốn mua và bên kia có ai đó muốn bán. Giao dịch thị trường là nghệ thuật của sự khám phá giá cả giữa chào bán và chào mua. Ai đó có thể bắt đầu như một người mua, nhưng nếu có một thứ hàng hóa nào đó mà giá của nó quá cao, thì người ấy có thể ngay lập tức trở thành người bán”. Và James Rickards kết luận “nếu giá quá cao để mua, thì chúng ta nên bán” (trang 25).
Với hơn 30 năm kinh nghiệm của một nhà tư vấn, ngân hàng đầu tư, quản lý rủi ro, những điều James Rickards viết ở trên có vẻ như thích ứng với diễn biến của VN-Index tháng qua.
Liệu có ngẫu nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài đang hăng hái mua cổ phiếu trong tháng 1 và đầu tháng 2-2018, bỗng quay sang bán ròng từ tháng 3 và bán ngày càng mạnh trong tháng 4 ngay khi thị trường qua mốc 1.100 điểm? Phải chăng đó là thời điểm khối ngoại nhận ra giá cổ phiếu đã quá cao để mua và họ chuyển sang bán?
Tôi đem câu chuyện giữ cổ phiếu tám năm trời của B. kể cho A. nghe. Trái với những gì tôi nghĩ, cô không mắt tròn mắt dẹt, cũng không đăm chiêu, chỉ lắng nghe. Cuối cùng cô nói cô quyết định giữ cổ phiếu, bao lâu cũng được, cho đến khi có lời.
Tháng 4-2018 là tháng tệ hại của chứng khoán. VN-Index sau khi đạt đỉnh cao nhất lịch sử 1.200 điểm cứ rớt đều và cuối tháng có phiên đã về gần 1.000 điểm, gần bằng mức của năm 2017. Vậy là từ đầu năm đến nay thị trường gần như “của thiên trả địa”. |