|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (8/4): Ngân hàng và dầu khí khởi sắc, VN - Index bật tăng hơn 8 điểm

10:07 | 08/04/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 8/4, hầu hết các nhóm ngành như bất động sản, ngân hàng, dầu khí giao dịch tích cực, thúc đẩy đà tăng của thị trường.

Kết phiên, VN-Index tăng 8,3 điểm lên 997,56 điểm; HNX-Index tăng 0,98% lên 108,93 điểm; UPCoM-Index giảm 0,26% xuống 56,76 điểm.

Thị trường chứng khoán (8/4): Ngân hàng và dầu khí khởi sắc, VN - Index bật tăng hơn 8 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến chỉ số thị trường phiên 8/4. Nguồn: VietstockFinance

Giao dịch khởi sắc của hầu hết những cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm ngành ngân hàng, bất động sản, dầu khí là động lực tăng điểm của thị trường. Những mã cổ phiếu tác động lớn nhất đến đà tăng của VN -Index trong phiên hôm nay có GAS, VHM, VCB, VNM... Diễn biến trái chiều, VJC, TCB, VPB giảm giá, kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Độ rộng của thị trường ghi nhận 331 mã tăng giá, 299 mã giảm giá và 169 mã đứng giá tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 218 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.330 tỉ đồng.

Cổ phiếu ngành Bảo hiểm và Chứng khoán giao dịch khởi sắc, hỗ trợ đà tăng của chỉ số. Những mã tăng giá điển hình như SHS, VCI, HCM, VND, SSI.

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 4,08 điểm lên 993,34 điểm; HNX-Index tăng 0,49% lên 108,40 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19% xuống 56,81 điểm.

Nhóm VN30 tiếp tục diễn biến phân hóa với 16 mã giảm giá, 13 mã tăng giá và 1 mã đứng giá tham chiếu. Thị trường ghi nhận sự khởi sắc của hầu hết của các nhóm ngành.

Cổ phiếu "họ FLC" tăng giảm đan xen khi FLC, KLF đứng giá tham chiếu, ROS giảm giá, trong khi HAI, AMD giá, trường hợp ART tăng kịch trần, 

Kết thúc thời gian giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng 4,63 điểm lên 993,89 điểm; HNX-Index tăng 0,44% lên 108,35 điểm; UPCoM-Index giảm 0,15% xuống 56,84 điểm.

Thị trường tăng điểm trên diện rộng với giao dịch khởi sắc của hầu hết các mã ngành. Toàn thị trường có 269 mã tăng giá, 273 mã giảm giá và 129 mã đứng giá tham chiếu.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 114 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 2.140 tỉ đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau những phút giao dịch lình xình đầu phiên, bật tăng vào thời gian giao dịch cuối phiên sáng với các mã tăng giá mạnh như CTG, ACB, VCB, BID, BAB, TPB. Một số mã lại giảm điểm như STB, VPB, TCB, HDB.

Cổ phiếu MSN của Masan Group giảm nhẹ 200 đồng/cp xuống còn 88.100 đồng/cp. 

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 1,16 điểm lên 990,42 điểm; HNX-Index tăng 0,19% lên 108,08 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07% xuống 56,89 điểm.

Nhóm cổ phiếu bất động sản giao dịch khởi sắc, một số mã cổ phiếu penny tăng kịch trần như TIG, QCG, PPI... Bên cạnh dó, một số cổ phiếu khác cũng tăng điểm ấn tượng như NLG, BAX, SCR, NVL...

Tính đến 10h00, VN-Index tăng 1,70 điểm lên 990,96 điểm; HNX-Index tăng 0,13% lên 108,02 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02% xuống 56,92 điểm.

Tâm lý giao dịch tích cực ngay đầu phiên với sự tăng giá đồng loạt của nhóm cổ phiếu dầu khí, bất động sản... Một số cổ phiếu dầu khí tăng giá mạnh như PVD, PVS, PVB...

Cổ phiếu VN30 giao dịch phân hóa với 12 mã tăng giá, 16 mã giảm giá và 2 mã đứng giá tham chiếu. 

Cổ phiếu BID của ngân hàng BID giữ vững sắc xanh sau những phút giảm nhẹ đầu phiên, đang giao dịch ở mức 35.100 đồng/cp.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã qua kiểm toán, tại thời điểm 31/12/2018,  nợ xấu nội bảng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID) đạt mức 18.800 tỉ đồng, tăng hơn 2.100 tỉ đồng so với số liệu trước kiểm toán. Đồng thời, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của nhà băng này cũng tăng từ 1,69% lên 1,9%.

Nợ xấu của BIDV tăng mạnh sau kiểm toán là do một số các khoản nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) và nợ cần chú ý (nhóm 2) đã bị chuyển xuống nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nhóm 4).

Hoàng Linh

Thống đốc NHNN giải thích lý do không thể đồng thời mở rộng chính sách tiền tệ và tài khoá
Theo Thống đốc do tình hình kinh tế khó lường, không thể có chính sách tiền tệ và tài khóa đồng thời mở rộng, NHNN đã chọn phương án phù hợp để kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.