|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (13/9): Cổ phiếu đầu cơ trần hàng loạt, VN-Index giảm gần 4 điểm do lực bán mạnh từ nhóm midcap

14:50 | 13/09/2021
Chia sẻ
Nhóm ngân hàng là tác nhân chính khiến thị trường chìm trong sắc đỏ trong phiên hôm nay, loạt cổ phiếu của các nhà băng mất giá trên 1% có NVB, BVB, HDB, LPB, SHB...

Kết phiên, VN-Index giảm 3,88 điểm (0,29%) còn 1.341,43 điểm, HNX-Index giảm 0,29% xuống 349,05 điểm, UPCoM-Index giảm 0,16% còn 95,26 điểm.

Thị trường chứng khoán (13/9): Cổ phiếu đầu cơ trần hàng loạt, VN-Index giảm gần 4 điểm do lực bán mạnh từ nhóm midcap - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường hết phiên 13/9. (Nguồn: VNDirect).

Lực cầu có thời điểm kéo chỉ số hồi sát ngưỡng tham chiếu nhưng áp lực bán về cuối phiên lại lần nữa khiến thị trường không níu được sắc xanh.

Nhóm ngân hàng là tác nhân chính khiến thị trường chìm trong sắc đỏ trong phiên hôm nay, loạt cổ phiếu của các nhà băng mất giá trên 1% có NVB (giảm 9,5%), BVB (3%), HDB (2,7%), LPB (2,2%), SHB (1,5%), ABB (1,4%)... Trong khi đó, nhóm bia & đồ uống, bán lẻ giao dịch khởi sắc với một số mã tăng trần như BHN, DGW, FRT.

Theo quan sát, độ rộng thị trường nghiêng bên mua trên sàn HNX và thị trường UPCoM. Trong khi đó, lực cung lại chiếm ưu thế trên sàn HOSE với 224 mã giảm, 196 mã tăng và 30 mã đứng giá tham chiếu. Tại rổ VN30, sắc đỏ cũng áp đảo với 21 mã đóng cửa dưới tham chiếu, 8 mã tăng và 1 mã giữ giá không đổi.

Trong phiên VN-Index đánh mất động lực hồi phục, thanh khoản thị trường được đẩy lên cao với giá trị giao dịch gần 29.190 tỷ đồng, tương đương 1,08 tỷ cổ phiếu được mua/bán. Trong đó thanh khoản sàn HOSE tăng hơn 20% so với phiên cuối tuần trước, đạt trên 23.110 tỷ đồng.

Tính đén 13h50, VN-Index giảm 2,61 điểm (0,19%) còn 1.342,7 điểm, VN30-Index giảm 0,85 điểm (0,06%) còn 1.447,48 điểm.

Thị trường rung lắc mạnh đầu phiên chiều khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên ngưỡng 1.340 trở thành điểm đỡ khá tích cực giúp chỉ số nhanh chóng hồi phục khi tiệm cận vùng này.

Cổ phiếu đầu cơ vẫn giữ được sắc tím trong phiên chiều nay như AGM, RIC, SJF, TCD, TCO, TDG, TDH, VMD, VNE, VOS... Trong khi đó dòng tiền từ nhóm vốn hóa vừa và lớn chịu áp lực bán mạnh từ thị trường.

Dòng tiền đứng ngoài vẫn đang là nguyên nhân chính khiến sức mạnh của cổ phiếu suy giảm trong phiên hôm nay.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 3,04 điểm (0,23%) lên 1.348,35 điểm, HNX-Index tăng 2,45 điểm (0,7%) lên 352,5 điểm, UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (0,28%) còn 95,14 điểm.

Lực kéo từ nhóm vốn hóa lớn có thời điểm giúp VN-Index bật tăng hơn 5 điểm, tuy nhiên ngưỡng kháng cự mạnh tại 1.350 điểm một lần nữa khiến chỉ số chùn bước.

Nhóm bia và đồ uống vẫn là trụ đỡ lớn nhất của thị trường đến cuối phiên, với mức đóng góp gần 2 điểm. Đại diện cho nhóm này, SAB lộ trần, tăng 6,9% lên 161.700 đồng/cp. Đây là mã ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index, đồng thời dẫn đầu Top cổ phiếu được khối ngoại mua ròng phiên sáng nay với giá trị gần 34 tỷ đồng.

Trở lại với diễn biến theo nhóm ngành, sắc xanh còn được chứng kiến tại các nhóm bất động sản, bán lẻ, du lịch & giải trí, nước & khí đốt, sản xuất thực phẩm...

Trong khi đó, nhóm ngân hàng chỉnh mạnh nhất mới mức đóng góp giảm gần 1,6 điểm. Cụ thể, trừ 5 mã EVF, TPB, SGB, BAB, VPB kết phiên sáng trên tham chiếu, KLB, PGB, TCB, VBB giữ giá không đổi, các cổ phiếu còn lại đồng loạt chuyển đỏ trong phiên sáng nay.

Toàn thị trường ghi nhận 470 mã tăng, 432 mã giảm và 136 mã đứng giá tham chiếu. Mặc dù tâm lý giao dịch giằng co chi phối phần lớn thời gian giao dịch phiên sáng nay, dòng tiền đã cải thiện hơn so với mặt bằng các phiên trước đó.

Cụ thể, khối lượng giao dịch khoảng 598,1 triệu đơn vị, tương ứng 15.201 tỷ đồng, tăng 9,2% so với phiên thứ Sáu tuần trước. Trong đó, thanh khoản khớp lệnh trên HOSE đạt 11.404 tỷ đồng.

Liên quan đến giao dịch của NĐT nước ngoài, nhóm này giảm quy mô rút vốn đáng kể, từ hơn 300 tỷ đồng phiên trước còn hơn 60 tỷ đồng phiên này. Trong đó, VHM chịu áp lực xả lớn nhất từ nước ngoài với gần 134 tỷ đồng, theo sau là MSN (28,3 tỷ đồng), SSI (23,7 tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán (13/9): SAB lộ trần, VN-Index tăng hơn 3 điểm kết phiên sáng - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường hết phiên sáng ngày 13/9. (Nguồn: VNDirect).

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 3,44 điểm (0,26%) lên 1.348,75 điểm, VN30-Index tăng 4,5 điểm (0,31%) lên 1.452,83 điểm.

Thị trường cân bằng trở lại sau nhịp nhúng nhẹ giữa phiên nhờ lực đỡ từ nhóm vốn hóa lớn dòng tiền tích cực tại nhóm vốn hóa nhỏ. Trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa bị bán mạnh và chưa ngừng lao dốc.

Nhiều cổ phiếu bất động sản nhỏ và vừa hồi phục mạnh hơn vào giữa phiên, qua đó củng cố thêm cho sắc xanh của chỉ số như VPH, QCG, SCR, KDH, HQC, ITA, DXG, FLC...

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 2,6 điểm (0,19%) lên 1.347,96 điểm, HNX-Index tăng 2,69 điểm (0,19%) lên 1.451,02 điểm, UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (0,16%) lên 95,56 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên đầu tuần trong sắc xanh với động lực tăng đến từ một số ngành như bia & đồ uống, du lịch & giải trí, bất động sản và bán lẻ. Trong khi đó, nhóm ngân hàng, hóa chất, kim loại, bảo hiểm đang chịu áp lực điều chỉnh từ đầu phiên.

Một số cổ phiếu ngành dệt may giao dịch khởi sắc như VGT (tăng 5,1%), FTM (1,3%), STK (1,2%), EVE (1%) và TNG (1%). Tương tự, nhóm thủy sản cũng thu hút dòng tiền với nhiều mã tăng như ABT, IDI, ACL, VHC.

Chỉ số vẫn đang lưỡng lự gần vùng kháng cự 1.350 điểm với thanh khoản thấp. Trong tuần này VN-Index sẽ có những thử thách nhất định vào phiên đáo hạn phái sinh ngày thứ Năm và cơ cấu ETF trong phiên thứ Sáu.

Tính đến hiện tại, cổ phiếu HVN là mã ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index với mức đóng góp tăng hơn 1 điểm. Mã này tăng trần lên 26.800 đồng/cp từ sớm với khối lượng dư mua hơn 100.000 đơn vị.

Kế đó, các mã SAB, MWG, VPB, VIC và VHM cũng là những trụ đỡ quan trọng của thị trường. Ở chiều ngược lại, GVR, VCB, HPG, BID và VIB chìm trong sắc đỏ và tác động tiêu cực lên chỉ số.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.