Thị trường chứng khoán 1/9: VN-Index tăng hơn 10 điểm, nhóm hàng không dậy sóng
Kết phiên, VN-Index tăng 10,08 điểm (1,14%) lên 891,73 điểm, HNX-Index tăng 0,45% lên 125,41 điểm, UPCoM-Index giảm 0,03% còn 58,8 điểm.
Thị trường mở rộng đà tăng về cuối phiên nhờ lực kéo mạnh mẽ từ cổ phiếu VIC. Ngoài ra, acsc mã GAS, CTG, VJC, BVH... cũng tác động tích cực lên chỉ số.
Mặc dù nhóm ngân hàng phân hóa nhưng nghiêng về bên mua với hầu hết mã tăng giá. Cụ thể, các cổ phiếu ghi nhận mức tăng tốt như TPB (4%), TCB (1,9%), CTG (1,8%), SHB (1,4%), LPB và BID. Bên cạnh đó, cổ phiếu STB, MBB, HDB và VPB đóng cửa với giá trên tham chiếu.
Ngược lại, chỉ hai cổ phiếu EIB và ACB lần lượt giảm 0,3% và 0,5%. Mặt khác, một số mã giữ cân bằng giữa bên mua và bán như BVB, VCB, NVB, VBB... đóng cửa giá không đổi.
Diễn biến tương tự tại nhóm bảo hiểm và dịch vụ tài chính. Theo đó, trong khi một số cổ phiếu của công ty bảo hiểm BVH, ABI, VNR giao dịch tích cực thì thị trường cũng ghi nhận mã BMI, PVI, BIC, MIG chìm trong sắc đỏ.
Một số cổ phiếu của công ty chứng khoán đóng cửa khởi sắc như VDS, APS, VCI, HCM, SSI, SHS, VND. Diễn biến trái chiều, cổ phiếu BSI, CSI, APG giảm giá.
Tính đến 13h55, VN-Index tăng 7,73 điểm (0,88%) lên 889,38 điểm, HNX-Index tăng 0,06% lên 124,93 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09% lên 58,87 điểm.
Cổ phiếu khu công nghiệp ghi nhận khởi sắc tại một số mã như SZL (tăng 2,1%), VGC (1,4%), GVR (1,7%), D2D (1,5%) và TIP (1,2%). Trong khi đó, áp lực bán khiến các mã NTC, SIP, PXL giảm sâu trên 1%, ngoài ra còn có SNZ và KBC.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,34 điểm (0,72%) lên 887,99 điểm, HNX-Index tăng 0,04% lên 124,9 điểm, UPCoM-Index giảm 0,09% xuống 58,77 điểm.
Họ Vingroup đồng loạt tăng giá mở rộng đà tăng cho thị trường. Cụ thể, cổ phiếu VIC tăng 1,1%, theo sau là VHM và VRE với tỉ lệ tăng lần lượt 0,3% và 0,7%.
Bên cạnh đó, dòng cổ phiếu dầu khí diễn biến khá tích cực với các mã tăng mạnh như TDG (6,2%), PVB (2,2%), PVS (1,6%). Mặc khác, cổ phiếu PVD, PSH và GAB cũng khởi sắc trong phiên sáng nay. Trong khi đó, các mã OIL, BSR, PVO và PVC giữ giá tham chiếu.
Nhóm bất động sản phân hóa. Một số cổ phiếu penny và vốn hóa nhỏ tăng kịch trần như HPI, DTA và OGC. Theo sau đó, bên mua chiếm ưu thế tại cổ phiếu HAR, IDJ, CRE, CAG, TDH, NVT, CII, VRC... kéo theo các mã này tăng giá.
Diễn biến trái chiều, sắc đỏ bao trùm lên các mã VCR, NRC, NBB, LHG, NVL, NDN, SCR... Ngoài ra, cổ phiếu HDG, CEO, NTL, HQC, TIG... không ghi nhận thay đổi trong thị giá.
Thanh khoản thị trường tương đương phiên trước đó với độ rộng hiện nghiêng về bên mua.
Tính đến 10h00, VN-Index tăng 1,67 điểm (0,3%) lên 883,45 điểm, HNX-Index giảm 0,34% xuống 124,43 điểm, UPCoM-Index giảm 0,29% xuống 58,65 điểm.
Đáng chú ý, cổ phiếu HVN bật tăng 2,7% ngay đầu phiên bất chấp nghi ngờ từ phía kiểm toán đối với khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airline.
Nguyên nhân phía kiểm toán đưa ra là doanh nghiệp phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính của Chính phủ, quyết định gia hạn thanh toán các khoản vay, khoản phải trả của chủ nợ và đối tác, cũng như diễn biến của dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, cổ phiếu VJC cũng ghi nhận mức tăng giá tốt 1,6%.
Nhóm VN30 phân hóa rõ nét. Theo đó, các mã giao dịch trong sắc xanh có PNJ (1,5%), VNM (1,2%), FPT (1%), MWG (1,2%), ngòa ra còn có ROS, GAS, MBB, KDH.
Ngoài ra, cổ phiếu PLX diễn biến khởi sắc, tăng 0,4% sau khi doanh nghiệp này công bố BCTC bán niên 2020 sau xoát xét giảm lỗ 387 tỉ đồng còn 693 tỉ đồng do chuyển lỗ sang kì sau.
Diễn biến trái chiều, cổ phiếu NVL giảm mạnh 1,3%, theo sau là một số mã ngân hàng như EIB, BID, VPB, TCB và HDB. Mặt khác, các mã khớp lệnh dưới giá tham chiếu còn có SBT, VHM, TCH, POW...
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 31/8 biến động trái chiều. Nasdaq Composite đi lên trong khi S&P 500 và Dow Jones giảm điểm nhưng vẫn ghi nhận thành tích tháng 8 ấn tượng nhất kể từ thập niên 1980.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 224 điểm, tức 0,8%, và đóng cửa ở 28.430 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 0,2% còn 3.500 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lại tăng 0,7% lên 11.775 điểm.
Theo CNBC, nhóm ngân hàng sa sút đã gây áp lực lên cả Dow Jones và S&P 500. Các đại gia như JPMorgan Chase, Citigroup, Bank of America và Wells Fargo đều giảm trên 2% sau khi Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Richard Clarida bình luận rằng tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống cũng chưa đủ đảm bảo lãi suất sẽ tăng.