Dòng tiền thông minh 1/9: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng hơn 340 tỉ đồng phiên cuối tháng 8
Xu hướng dòng tiêu tiêu cực hơn khi chỉ có 6/19 ngành tăng điểm
VN-Index tăng mạnh ngay từ đầu phiên, tuy nhiên sau ít phút giao dịch buối sáng khá tích cực, áp lực bán gia tăng tại vùng kháng cự xung quanh khu vực 886 điểm khiến thị trường đảo chiều. VN-Index có tín hiệu phục hồi nhẹ vào cuối phiên, và đóng cửa tại mức 881,65, chỉ tăng 0,3% so với phiên trước đó.
Dòng tiền đầu tư tỏ ra khá tiêu cực khi chỉ có 6/19 nhóm ngành tăng điểm, trong đó hai nhóm ngành du lịch và giải trí, và bảo hiểm có mức tăng mạnh nhất. Ngoài ra, nhóm ghi nhận giá trị giao dịch cao nhất vẫn là bất động sản và ngân hàng.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên cuối tuần trước, tuy nhiên vẫn được duy trì ổn định, mặt khác. Độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy tâm lý nhà đầu tư tương đối thận trọng hơn về thị trường.
Với việc nhà đầu tư khá lưỡng lự xung quanh khu vực 886 điểm, nhiều khả năng thị trường tiếp tục một vài nhịp điều chỉnh trong những phiên tới.
Khối tự doanh trở lại bán ròng nhẹ phiên cuối tháng 8
Trong phiên giao dịch cuối tháng tháng, bộ phận tự doanh đảo chiều bán ròng nhẹ 42 tỉ đồng với khối lượng 1,74 triệu đơn vị.
Top10 mã bị khối tự doanh bán ra, cổ phiếu HPG và PLX lần lượt dẫn đầu với giá trị 11,58 tỉ đồng và 11,29 tỉ đồng. Theo sau đó, khối này rút vốn dưới 10 tỉ đồng các mã như VNM (9,48 tỉ đồng), FPT (8,44 tỉ đồng), DXG (8,02 tỉ đồng).
Mặt khác, khối tự doanh tạo áp lực lên cổ phiếu TCB (7,17 tỉ đồng), VPB (6,45 tỉ đồng), MWG (6,28 tỉ đồng), ngoài ra còn có VCB và CTG.
Top10 mã thu hút dòng vốn từ tự doanh, nổi bật có cổ phiếu HPG ghi nhận giá trị mua 14,31 tỉ đồng. Bên cạnh đó, hai mã FPT và CTG lần lượt được khối tự doanh mua 8,01 tỉ đồng và 6,88 tỉ đồng.
Cùng chiều, dòng vốn tự doanh rót vào cổ phiếu VRE (6,59 tỉ đồng), MSN (5,68 tỉ đồng). Ngoài ra, lọt top mua vào còn có cổ phiếu MWG, VPB, VHM, TCB và chứng chỉ quĩ E1VFVN30.
NĐT ngoại rút vốn 300 tỉ đồng, thu hẹp đà bán ròng sau phiên xả nghìn tỉ
Thống kê giao dịch khối ngoại phiên 31/8, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng với tổng giá trị hơn 300 tỉ đồng trên toàn thị trường. Trên HOSE, NĐT nước ngoài tiếp tục bán ròng 289 tỉ đồng với khối lượng 15,9 triệu đơn vị.
Trong đó, khối này bán ròng mạnh nhất từ khối ngoại là VHM với giá trị 101,17 tỉ đồng. Ngoài ra, khối này còn rút ròng 48,23 tỉ đồng khỏi mã VIC. Diễn biến tương tự đối với VRE (47 tỉ đồng), VCB (28,62 tỉ đồng), HCM (23,21 tỉ đồng) và DXG (17,96 tỉ đồng).
Mặt khác, NĐT nước ngoài bán ròng giá trị thấp hơn đối với cổ phiếu SSI (15,84 tỉ đồng), SAB (10,05 tỉ đồng). Lọt top bán ròng còn có NSC (9,33 tỉ đồng) và KBC (7,4 tỉ đồng).
Ngược lại, mã ghi nhận giá trị mua ròng cao nhất phiên là PLX (84,44 tỉ đồng), theo sau là mã CTG (14,41 tỉ đồng), VNM (7,39 tỉ đồng) và HDB (5,42 tỉ đồng).
Các mã khác cũng ghi nhận giá trị mua ròng trong phiên như cổ phiếu NLG (3,81 tỉ đồng) và chứng chỉ quĩ FUEVFVND (3,52 tỉ đồng). Ngoài ra, NĐT ngoại gom các mã BID, MSN, FRT, CSV.
Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng 18,9 tỉ đồng với khối lượng gần 1,5 triệu đơn vị. Ở chiều bán ròng, mã chịu áp lực xả nhiều nhất SHB (5 tỉ đồng), theo sau là cổ phiếu PVS (3,7 tỉ đồng) và DXP (3,1 tỉ đồng).
Trong khi đó, cổ phiếu LHC dẫn đầu với giá trị hơn 1,3 tỉ đồng. Ngoài ra, dòng vốn ngoại tìm đến các mã như CTB, AMV, EID...
Duy nhất tại thị trường UPCoM, NĐT nước ngoài đảo chiều mua ròng 6,5 tỉ đồng với khối lượng 289.610 cổ phiếu. Cụ thể, dòng vốn ngoại tập trung vào các mã VTP (4,3 tỉ đồng) và LPB (3,3 tỉ đồng). Mặt khác, khối này còn gom các cổ phiếu MCH, LTG, FOC... Trái chiều, NĐT nước ngoài bán ròng cổ phiếu VEA, DC1, BSR, ACV,...
Ông Nguyễn Văn Tuấn đăng kí mua 20 triệu cp GEX sau khi rời ghế Chủ tịch Gelex
Thông tin đăng kí giao dịch trong phiên vừa qua, lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp muốn giao dịch các mã TTB, GEX và HAP.
Đáng chú ý là Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn thông tin muốn mua thêm 20 triệu cổ phiếu GEX, mục tiêu nâng tỉ lệ sở hữu tại công ty lên 11,7% vốn điều lệ. Thời gian giao dịch dự kiến từ 4/9 đến 2/10/2020 qua phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.
Hiện nay ông Nguyễn Văn Tuấn đang sở hữu 35 triệu cổ phiếu GEX, tương đương 7,447% vốn điều lệ, sau hai lần mua vào (một lần 20 triệu đơn vị và một lần 15 triệu đơn vị).
Ban lãnh đạo Gelex ghi nhận sự thay đổi trong thời gian gần đây. Theo đó, ông Nguyễn Văn Tuấn đã từ chức Chủ tịch công ty, giữ lại vị trí Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Người thay ông Tuấn làm Chủ tịch Gelex là ông Nguyễn Hoa Cương – người từng làm Chủ tịch công ty từ tháng 7/2010 đến tháng 1/2018.