|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường cà phê chịu áp lực thiếu hụt nguồn cung

07:01 | 14/05/2021
Chia sẻ
Việc nguồn cung giảm đã giúp giá cà phê tiếp tục đà phục hồi. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại châu Á, căng thẳng chính trị tại Colombia khiến việc xuất khẩu cà phê bị chậm lại.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, đầu tháng 5/2021, áp lực thiếu hụt nguồn cung vụ mới kết hợp với tác động của đại dịch COVID-19 tại các nhà sản xuất chủ chốt đẩy giá cà phê tăng. 

Trong báo cáo định kỳ mới nhất, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) đã điều chỉnh sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021- 2022 giảm 1,32% so với niên vụ 2020 - 2021, xuống 169,6 triệu bao, do đó, dư thừa toàn cầu giảm xuống còn 3,3 triệu bao, thay vì 5,26 triệu bao như dự báo trong báo cáo trước đó. 

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại châu Á, căng thẳng chính trị tại Colombia khiến việc xuất khẩu cà phê bị chậm lại.

Trên sàn giao dịch London, ngày 10/5, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 7 và tháng 9 cùng tăng 4,8% so với ngày 29/4, lên mức 1.539 USD/tấn và 1.561 USD/ tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 28/4 giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5 và tháng 7 tăng lần lượt 14% và 13% so với ngày 30/3, lên mức 144,35 US cent/pound và 146 US cent/pound

Đầu tháng 5/2021, giá cà phê trong nước tăng mạnh theo xu hướng giá thế giới. Ngày 10/5/2021, giá cà phê robusta tăng từ 1,1 – 1,5% so với ngày 29/4. 

Mức tăng cao nhất 1,5% tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum; mức tăng thấp nhất là 1,2% tại tỉnh Lâm Đồng. 

Giá cà phê phổ biến ở mức 33.000 – 34.200 đồng/kg. Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta loại R1 tăng 1,4% so với ngày 29/4, lên mức 35.400 đồng/kg.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê  sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hóa.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu có xu hướng tăng lên do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. 

Tuy nhiên, việc xuất khẩu cà phê trước mắt sang thị trường EU và Mỹ còn gặp khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển dù đã đỡ căng thẳng hơn trước nhưng giá cước vẫn cao. 

H.Mĩ

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.