Theo Bộ Xây dựng dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp và giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu có xu hướng tăng cao, nhất là giá thép tăng đột biến, không theo quy luật tăng giá thông thường đã tác động tiêu cực đến các hoạt động xây dựng.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương việc găm hàng, ép giá thép tăng khó thể xảy ra, mà nguyên nhân chính đẩy giá mặt hàng này "nóng" lên chính là do phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào.
Giá thép tăng cao là do giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá.
Theo báo cáo mới công bố, Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 5,8% vào năm 2021 đạt 1.874,0 triệu tấn, sau khi giảm 0,2% vào năm 2020. Vào năm 2022, nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng 2,7% để đạt 1.924,6 triệu tấn.
Mức thuế CBPG được tiếp tục áp dụng riêng biệt cho một số công ty thép Trung Quốc từ 2,56% đến 34,27% và các công ty thép Hàn Quốc bị áp thuế từ 4,95% đến 19,25%.
Sản xuất thép các loại đạt 7,66 triệu tấn trong quý I/2021, tăng 33,8%, bán hàng đạt 6,78 triệu tấn, tăng 34,7%, trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 1,63 triệu tấn, tăng 59,5% so với quý I/2020.
Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, chiếm gần 36% trong tổng lượng và chiếm 28,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, đạt 3,54 triệu tấn, tương đương 1,48 tỷ USD.
Dù thời điểm hiện tại VN-Index cùng vận động quanh mốc 1.200 điểm như đầu tháng 4/2018, song vốn hóa sàn HOSE tăng thêm gần 62 tỷ USD, cho thấy sự thay đổi đáng kể. Nhiều thương vụ IPO, phát hành cho cổ đông hiện hữu, chào bán riêng lẻ thu về hàng tỷ USD cho doanh nghiệp để thấy chức năng huy động vốn của thị trường.