Các nhà sản xuất ô tô hốt hoảng khi nhìn hợp đồng giá thép năm 2022
Ít nhà cung cấp, ít cạnh tranh hơn
Theo trang MetalMiner, hơn một năm trước, Cleveland-Cliffs, nhà sản xuất thép lớn thứ 2 nước Mỹ đã thâu tóm toàn bộ tài sản của công thy thép ArcelorMittal USA. Đó sẽ là dấu hiệu cho thấy Cleveland-Cliffs đang củng cố vị trí của trong ngành sản xuất ô tô.
Vào thời điểm đó, nhóm phân tích của MetalMiner nhận định: "Cleveland-Cliffs có khả năng kiểm soát 60 - 65% nguồn cung cấp thép tấm sản xuất vỏ ô tô.
Và những nhà sản xuất phụ tùng ô tô (OEM) như General Motors, Ford, Honda và Toyota… có thể trở thành kẻ thất bại trong cuộc chơi này".
Đúng như dự đoán của MetalMiner, Cleveland-Cliffs đã định giá lại cho tất cả các sản phẩm. Tất cả sản phẩm AK Steel để mức giá thấp nay đều được ArcelorMittal tăng giá bán. Đó là một trở ngại lớn đối với các hãng xe.
Việc gộp 3 nhà máy lớn xuống còn 2 và giữ công suất ở mức 80% đang làm giảm sức cạnh tranh cho ngành vật liệu ô tô. Do đó, thống kê về sản lượng, năng suất của nhà máy chưa phản ánh chuẩn tổng công suất sản xuất thép của Mỹ.
Theo Bloomberg, tiêu thụ thép của Mỹ ước tính đạt 104 triệu tấn trong năm 2021 và 108 triệu tấn vào năm 2022. Tuy nhiên, sản lượng trong nước được dự báo đạt 87 triệu tấn, thiếu hụt 17 triệu tấn.
Dù vậy, giá thép tăng mạnh giúp các nhà sản xuất thép đạt doanh thu khủng.
Theo thông tin từ OEM, các nhà sản xuất thép bắt đầu chọn loại thép, độ dày và kích cỡ… theo hướng tối đa hóa lợi nhuận.
Các nhà sản xuất thép không gỉ nói không với hợp kim thay thế, độ dày và kích thước để sản xuất thép theo tiêu chuẩn 304.
Trong khi đó, các nhà sản xuất thép carbon không chỉ tăng hơn giá 300% với các nhà sản xuất ô tô có khối lượng mã lưu kho lớn, mà tăng giá ngay cả với những mặt hàng không giúp tối đa hóa lợi nhuận của công ty ô tô.
Tất nhiên, mỗi nhà sản xuất đều có mánh khóe khi kết hợp mặt hàng tối ưu và không tối ưu lợi nhuận cho nhà máy. Tuy nhiên trong ngành ô tô, việc thay đổi thiết kế, đặc biệt là sau khi một mẫu xe được chuyển sang sản xuất rất tốn kém và mất thời gian.
Có vẻ như các nhà sản xuất thép đang giữ quyền thương lượng song họ cũng được các công ty ô tô nhắc nhở "đừng ăn cháo, đá bát".
Điều này tác động như thế nào đến các nhà sản xuất ô tô?
Theo thống kê, tỷ lệ sử dụng thép của ngành sản xuất ô tô ở Mỹ khoảng 26%, cao nhất trong các ngành công nghiệp.
Trước đây, các nhà sản xuất thép coi ngành công nghiệp ô tô là vị khách quý vì giúp nhà máy duy trì hoạt động của các dây chuyền và đóng góp sản lượng lớn cho tiêu thụ ngành thép.
Tuy nhiên, MetalMiner dự báo vào năm 2022, ngành ô tô sẽ ít quan trọng hơn vì hiện nay các nhà sản xuất thép không cần ngành này lấp đầy khoảng trống.
Hiện nay, tỷ suất lợi nhuận của ngành ô tô thường kém hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp so với các phân khúc ngành khác. Dù nhu cầu thép vẫn cao song các nhà sản xuất ô tô sẽ giảm mua trong năm 2022.
Bởi vì, mỗi nhà OEM có hoạt động đặc thù và hoạt động khác nhau. Do đó, nhu cầu mua thép của OEM sẽ rơi vào các trường hợp:
Thứ nhất, các OEM thường gửi yêu cầu của người mua với nhà cung cấp (RFQ) cho đơn hàng năm sau vào tháng 8 hoặc tháng 9, tùy theo tình hình kinh tế ở thời điểm đó.
Các giao dịch thường thương lượng và ký kết từ thời điểm đó đến cuối năm và muộn nhất là vào tháng 1 năm sau.
Thứ hai, giá hợp đồng mới có hiệu lực vào ngày 1/1 năm sau.
Thứ ba, các OEM đã sử dụng nhiều chiến lược đàm phán trong đó có mô hình giá gốc, tức là đảm bảo khối lượng mua hàng để đổi lấy một mức giá cố định hoặc một số khác đàm phán về chiết khấu theo giá chỉ số niêm yết để đổi lấy khối lượng hàng hóa và mức giá cố định.
Bên cạnh đó, các OEM hoạt động trên các năm tài chính khác nhau. Một số nhà sản xuất ô tô sẽ đàm phán ngay bây giờ để có thể bắt đầu giao dịch vào ngày 1/1/2022.
Một số nhà sản xuất ô tô khác kết thúc năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3 nên họ sẽ thương lượng hợp đồng vào đầu năm.
Bất kể chiến lược đàm phán cụ thể là gì, những người mua khối lượng lớn này vẫn rất quan trọng đối với toàn bộ chuỗi cung ứng thép, từ nhà sản xuất đến OEM của tất cả các ngành.
Khối lượng và giá cả của những nhà sản xuất ô tô đàm phán trước sẽ tác động đến số hàng hóa và giá của những cuộc đàm phán sau.
Hiệu ứng domino và hệ lụy giá thép tăng nóng
Trong trường hợp của OEM ô tô, các công ty đang thương lượng để bắt đầu hợp đồng vào ngày 1/1/2022 sẽ là cơ sở cho các nhà sản xuất ô tô khác ký kết hợp đồng vào ngày 1/4/2022. Do đó, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào các OEM đang đàm phán.
Nhà sản xuất ô tô Ford vừa chỉ ra chi phí nguyên liệu thô tăng cao, đặc biệt là nhôm, thép và kim loại quý, sẽ khiến nhà sản xuất phải trả thêm 2,5 tỷ USD.
Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu của RFQ trong năm nay, các nhà sản xuất thép tạo ra những bất đồng trong các cuộc đàm phán. Một số OEM ô tô có 2 tuần để ký hợp đồng hoặc đối mặt với nguy cơ không có nguồn cung.
Hiện nay, giá của hầu hết mặt hàng thép đều tăng mạnh, ngay cả những sản phẩm họ không muốn sản xuất.
MetalMiner cho rằng các nhà sản xuất ô tô cần có chiến lược dài hạn tránh sự hợp nhất của vào nhà sản xuất thép. Tình trạng thiếu chip gây đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất ô tô trong năm 2021.
Các OEM đang cố gắng liên kết chuỗi cung ứng theo chiều dọc và giảm số lượng ô tô được sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận cho OEM. Tuy nhiên, diễn biến giá thép hiện nay khiến ý tưởng này không khả thi đối với các nhà sản xuất ô tô.
Việc giá thép tăng khiến các nhà sản xuất ô tô cảm thấy mình đang "nuôi ong tay áo", chùn bước và ngừng mua hàng.
Chuỗi cung ứng đứt gãy sẽ gây thiếu hụt với nhiều loại hàng hóa và tác động trong thời gian dài. Tuy nhiên, giá hàng hóa đắt đỏ mới là yếu tố làm các nhà sản xuất chết yểu.