|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ủy viên HĐQT Tisco đăng ký bán toàn bộ 7 triệu cổ phiếu TIS sau sóng tăng giá mạnh

20:03 | 10/11/2021
Chia sẻ
Giao dịch của vị lãnh đạo diễn ra giữa lúc giá cổ phiếu TIS có nhịp tăng 50% kể từ đầu tháng 9. Tạm tính tại thị giá hiện tại, ông Lê Thành Thực có thể thu về hơn 108 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn.

Mới đây, ông Lê Thành Thực, Ủy viên Hội đồng quản trị CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, Mã: TIS) đã đăng ký bán toàn bộ hơn 7 triệu cổ phiếu TIS, tương đương 3,84% vốn cổ phần nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.

Giao dịch sẽ được thực hiện qua thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 15/11 đến ngày 14/12. Sau giao dịch, ông Thực sẽ không còn sở hữu cổ phiếu nào tại Gang thép Thái Nguyên.

Trên thị trường, sau khi thiết lập đỉnh lịch sử 17.000 đồng/cp trong phiên 18/10, cổ phiếu TIS đang trong nhịp điều chỉnh trước áp lực chốt lời. Đóng cửa phiên 10/11, mã này mất đi 1,29% về vùng giá 15.300 đồng/cp nhưng vẫn tăng 50% giá trị so với thời điểm đầu tháng 9.

Tạm tính tại mức giá này, ông Thực có thể thu về hơn 108 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn.

Ủy viên HĐQT đăng ký bán toàn bộ 7 triệu cp TIS khi giá cổ phiếu có nhịp tăng 50% - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu TIS kể từ đầu năm. (Ảnh: TIS).

Về tình hình kinh doanh trong quý III, TIS ghi nhận doanh thu thuần 3.085 tỷ đồng, tăng 47% so cùng kỳ. Lãi gộp theo đó tăng trưởng 72%, đạt mức 186 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí, TIS báo lãi ròng quý III đạt 10 tỷ đồng, tích cực hơn đáng kể so với cùng kỳ với mức lãi chỉ hơn 400 triệu đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, TIS đạt 9.634 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 37% so cùng kỳ nhờ những diễn biến tích cực của giá thép kể từ đầu năm. Theo đó, lợi nhuận gộp tăng 144%, đạt gần 800 tỷ đồng.

Song song với đó, các khoản chi phí cũng đồng loạt gia tăng, chủ yếu là chi phí tài chính tăng 67% do tăng khoản chênh lệch tỷ giá và chi phí quản lý tăng gấp 2,7 lần chủ yếu do phát sinh khoản dự phòng 256 tỷ đồng. Kết quả, TIS báo lãi ròng 9 tháng đạt gần 113 tỷ đồng, gấp 7,7 lần cùng kỳ.

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.