|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thép, quặng sắt Trung Quốc phục hồi mong manh

17:01 | 12/10/2016
Chia sẻ
Giá quặng sắt Trung Quốc giao sau phục hồi sau khi bắt đáy 2 tuần vào ngày 11/10. Giá thép cũng đảo chiều sau tuần giao dịch trước đó không mấy khả quan. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng đà tăng lần này khá khiêm tốn bởi nhu cầu nhu cầu tăng chậm. 

Trong nỗ lực thúc đẩy niềm tin trên thị trường, Thủ tướng Trung Quốc – ông Lý Khắc Cường – cho biết nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang có những thay đổi tích cực và rủi ro nợ đang được kiểm soát.

Nhà phân tích Helen Lau của Argonaut Securities cho biết đang có sự chuyển hướng đầu tư từ bất động sản sang hàng hóa bởi chính phủ Trung Quốc không muốn bong bóng nhà ở bùng nổ.

Giá thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 3,2% lên mức 2.319 Nhân dân tệ (348 USD)/tấn trong giữa phiên giao dịch ngày 11/10. Sản phẩm thép xây dựng đã giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần (2.209 Nhân dân tệ/tấn) trong phiên giao dịch ngày 10/10 – ngày đầu tiên thị trường mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài hạn.

thep quang sat trung quoc phuc hoi mong manh
Diễn biến giá thép cây (bảng trên, đơn vị: Nhân dân tệ) và khối lượng giao dịch (bảng dưới, đơn vị: tấn)

Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt tăng 3,5% lên mức 418,50 Nhân dân tệ/tấn sau khi chạm đáy 2 tuần (398 Nhân dân tệ/tấn) ở phiên giao dịch trước đó.

Một nhà giao dịch trên sàn Thượng Hải cho biết các nhà sản xuất đang bán quặng sắt nhưng không có dấu hiệu tích trữ thêm hàng tồn kho.

Trong năm nay, chính quyền Trung Quốc thường xuyên tới thanh tra môi trường sản xuất của các nhà máy, buộc họ phải giảm hoặc ngừng sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngày 10/10, Trung Quốc cho biết có 173 doanh nghiệp thép có dấu hiệu vi phạm các quy định về môi trường sau các cuộc điều tra gần đây.

Theo Thạch Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.