|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thép Pomina chốt phương án chào bán 70 triệu cổ phiếu, mục tiêu lãi 600 tỷ năm nay

21:01 | 28/06/2021
Chia sẻ
ĐHĐCĐ Thép Pomina diễn ra tuần trước đã thông qua các tờ trình về kế hoạch tài chính năm 2021 và phương án tăng vốn điều lệ lên gần 3.500 tỷ đồng thông qua phát hành tối đa 70 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu.

Ngày 25/6, CTCP Thép Pomina (Mã: POM) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và thông qua các tờ trình.

Năm 2021, Thép Pomina đặt kế hoạch doanh thu thuần 12.000 tỷ đồng, tăng 22%; lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, gấp gần 38 lần kết quả năm ngoái.

Thép Pomina đặt mục tiêu lãi tăng gấp gần 37 lần, dự kiến tăng vốn lên gần 3.500 tỷ đồng năm 2021 - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của Thép Pomina. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của POM).

Với kế hoạch trên, công ty dự kiến chia cổ tức ở mức 10% tiền mặt (1.000 đồng/cp), trong khi năm 2020, công ty quyết định không chia cổ tức.

Về định hướng năm 2021, trên báo cáo thường niên năm 2020, Thép Pomina cho biết sẽ đưa lò cao đi vào sản xuất, giúp giảm giá thành sản phẩm sắt xây dựng. Công ty đặt mục tiêu sẽ sản xuất và tiêu thụ được 65% công suất nhà máy tốn (120.000 tấn).

Bên cạnh đó, tại đại hội, cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch phát hành tối đa 70 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiệu hữu, tăng vốn điều lệ lên hơn 3.496 tỷ đồng nhằm tăng quy mô vốn. Giá chào bán giao cho HĐQT quyết định. Thời gian phát hành dự kiến năm 2021 hoặc 2022.

Ngoài ra, đại hội đã tiến hành bầu các thành viên HĐQT và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021 - 2025, trong đó, ông Đỗ Văn Khánh làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Đỗ Xuân Chiêu.

Thép Pomina đặt mục tiêu lãi tăng gấp gần 37 lần, dự kiến tăng vốn lên gần 3.500 tỷ đồng năm 2021 - Ảnh 3.

Cơ cấu thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát của Thép Pomina. (Nguồn: POM).

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.