|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty mẹ của Thép Pomina tiếp tục đăng ký bán gần 4 triệu cổ phiếu POM

17:38 | 01/03/2021
Chia sẻ
Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Thép Việt, công ty mẹ của Thép Pomina đăng ký bán 3,7 triệu cổ phiếu POM. Trước đó, tổ chức này chỉ bán được được 1,3 triệu cổ phiếu POM trong 5 triệu đơn đăng ký.

Công ty TNHH Thương mại & Sản xuất Thép Việt vừa thông báo đăng ký bán 3,7 triệu cổ phiếu POM trong tổng số 147,8 triệu cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 52,8%) đang nắm giữ tại CTCP Thép Pomina. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 4/3 đến ngày 2/4.

Nếu giao dịch hoàn tất, số lượng cổ phiếu sở hữu của Thép Việt sẽ giảm xuống còn 144,1 triệu đơn vị, tương đương 51,5% vốn điều lệ. 

Trước đó, từ ngày 25/1 đến ngày 23/2, tổ chức này đã đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu POM, nhưng thực tế chỉ bán được 1,3 triệu đơn vị đăng ký do giá chưa đạt kỳ vọng. 

Về cá nhân có liên quan, ông Đỗ Duy Thái – Thành viên HĐQT của Pomina đồng thời là Tổng Giám đốc của Thép Việt.

Sau khi tăng tới 160% trong tháng 11/2020, giá cổ phiếu POM đã chững lại và lình xình quanh vùng 14.000 đồng/cp. Chốt phiên giao dịch hôm nay (1/3), giá mã này tăng trần lên 15.550 đồng/cp. Ước tính Thép Việt có thể thu về khoảng 57,5 tỷ đồng từ việc thoái vốn trên.

Công ty mẹ của Thép Pomina tiếp tục đăng ký bán gần 4 triệu cổ phiếu POM - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu POM trong thời gian gần đây. (Nguồn: Tradingview).

Ngoài ra, bà Phạm Thanh Nghị - chị dâu của Chủ tịch HĐQT Đỗ Xuân Chiểu – đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu POM trong thời gian từ ngày 22/1 đến ngày 20/2 nhưng thực tế không bán cổ phiếu nào do là giá không đạt kỳ vọng.

Hai con của Chủ tịch Đỗ Xuân Chiểu là bà Đỗ Diệu Huyền và ông Đỗ Đức Chung đã bán sạch tổng cộng gần 1,33 triệu cổ phiếu POM trong thời gian từ ngày 6/1 đến ngày 4/2. Hiện ông Chiểu hiện nay nắm giữ 1,65 triệu cổ phiếu POM, tương đương 0,59% vốn cổ phần.

Bảo Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.