Thanh toán điện tử tại Việt Nam, 'không có mợ thì chợ vẫn đông'
Theo Ngân hàng Nhà nước, chưa đầy một nửa người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, đặc biệt tỷ lệ sử dụng tài khoản ngân hàng ở nông thôn còn rất thấp, Nikkei trích dẫn.
Khi các thiết bị di động phát triển và cơ sở hạ tầng truyền thông được cải thiện, thanh toán điện tử sẽ trở nên phổ biến và giúp việc "phổ cập" dịch vụ ngân hàng trở nên dễ dàng hơn.
Nikkei trích dẫn số liệu của Hãng nghiên cứu thị trường Statista (Đức), số lượng thanh toán điện tử ở Việt Nam năm 2017 tăng 22% so với năm trước, lên 6,14 tỷ USD. Con số này dự kiến tăng gấp đôi lên 12,33 tỷ USD vào năm 2022.
Công ty Cổ phần VNG, nhà điều hành ứng dụng nhắn tin Zalo, dự định cài đặt các thiết bị đầu cuối cho dịch vụ thanh toán điện tử ZaloPay của mình tại 1.000 địa điểm vào 2018.
Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PetroVietnam Oil) cũng đã giới thiệu hệ thống thanh toán di động vào tháng 2/2018, trong khi M-Service cũng dự định tăng số lượng thuê bao dịch vụ thanh toán trực tuyến MoMo lên từ mức 5 triệu lên 50 triệu vào năm 2020.
Thiết bị đầu cuối ZaloPay đầu tiên sẽ có mặt tại các cửa hàng tiện ích và các cửa hàng điện tử. Dịch vụ này cho phép người dùng gửi tiền và thanh toán cho các giao dịch trực tuyến và hóa đơn tiện ích. Nó cũng có thể được sử dụng để chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng và xử lý chuyển tiền bằng mã QR.
ZaloPay sẽ là sản phẩm chiến lược của VNG, ông Phạm Quang, giám đốc phát triển kinh doanh dịch vụ cho biết. Tiềm năng của ZaloPay rất lớn bởi ứng dụng nhắn tin Zalo đã có 70 triệu người sử dụng.
Trong khi đó, PV Oil chấp nhận thanh toán di động bằng thẻ tài khoản và mã QR. Hệ thống này dự kiến giảm bớt tình trạng ùn tắc tại các trạm xăng ở một nước có hơn 40 triệu xe máy. Hơn nữa, hồ sơ thanh toán có thể được truy cập trực tuyến, cho phép người dùng doanh nghiệp theo dõi chi phí nhiên liệu.
Nhà tiên phong về thanh toán điện tử của Việt Nam MoMo cũng đang trong cuộc chạy đua để mở rộng. Bên cạnh việc trả tiền mua hàng trực tuyến, vé máy bay và hóa đơn tiện ích, người sử dụng MoMo có thể trả tiền cho chuyến đi Uber nhờ sự kết nối giữa M-Service và Uber Technologies vào tháng 11/2017.
Hiện tại, mạng lưới của MoMo có trên 4.000 đại lý, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản như tiền gửi, rút tiền và chuyển tiền, giúp “phổ cập” các dịch vụ này ở nông thôn. Ví dụ, công nhân nhập cư có thể gửi tiền vào tài khoản MoMo của họ và chuyển tiền vào các địa phương khác mà không có máy ATM phục vụ.
Các công ty nước ngoài cũng thừa nhận tiềm năng thanh toán điện tử của Việt Nam, một nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu. Các ngân hàng Việt Nam như Vietcombank, BIDV, TPBank, VPBank, Maritime Bank hay Sacombank… cũng đã đưa ra các dịch vụ thanh toán trực tuyến dựa trên mã QR cùng với loạt khuyến mãi để khách hàng có thể sử dụng tại các cửa hàng và nhà hàng.
Bên cạnh đó, sự gia tăng của các công ty thương mại điện tử như Lazada và Sendo cũng góp phần làm tăng thanh toán điện tử vì người mua sắm trực tuyến khi nhiều người trong số họ không có thẻ tín dụng, với phương thức thanh toán trả sau.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/