|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thành lập 3 đặc khu kinh tế: Sẽ phải có những điểm 'vượt bỏ'

22:11 | 01/10/2017
Chia sẻ
PGS. TS Phạm Tất Thắng cho rằng, bản chất của đổi mới, hơn nữa là đột phá, chính là tìm ra những điểm “vượt bỏ” hợp lý, chính đáng, để tạo lập khung khổ pháp lý mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn...
thanh lap 3 dac khu kinh te se phai co nhung diem vuot bo
(Ảnh minh hoạ).

Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế miền Trung diễn ra tuần qua, PGS. TS Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc quyết định xây dựng 3 đặc khu hành chính - kinh tế (Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc) vào thời điểm hiện nay về một mặt nào đó có thể không được thuận lợi lắm do “điểm rơi” của chu kỳ tự do hóa kinh tế quốc tế đang gặp cơn “gió chướng” của những dấu hiệu chủ nghĩa bảo hộ sống lại.

"Nhưng về dài hạn, việc xây dựng mô hình Đặc khu hành chính – kinh tế vẫn sẽ còn được tiếp tục, thậm chí với mức độ tự do cao hơn trước", ông Thắng nhìn nhận.

"Điểm rơi" của chu kỳ

Theo vị chuyên gia, nhìn sang Trung Quốc láng giềng, ngay từ năm 1979 đã thực hiện chính sách cải cách mở cửa, thành lập các đặc khu kinh tế, trong đó điển hình là Đặc khu Thâm Quyến, sau này nhanh chóng trở thành một mẫu hình đặc biệt thành công.

Thế nhưng đến nay, Trung Quốc đã xếp Thâm Quyến vào nhóm thành công trong quá khứ, bởi đặc trưng của Thâm Quyến (và nhóm Đặc khu thế hệ I: Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Sán Đầu) là mở cửa một chiều và tiếp thu quy tắc quốc tế là chính, mở cánh cửa để học tập kinh nghiệm thế giới về hiện đại hóa.

Hiện Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn 2 của cải cách mở cửa với đại diện là khu Mậu dịch tự do phố Đông (Thượng Hải) cùng với chiến lược “Vành đai - Con đường”, được đặc trưng bằng mở cửa hai chiều, kết nối quy tắc hai bên (Trung Quốc và bên ngoài), làm nổi bật sức ảnh hưởng và quyền phát ngôn trong quá trình hội nhập.

Trung Quốc coi đây là giai đoạn mở cửa đi lên tầm cao mới, xây dựng thể chế mới kinh tế mở kiểu mới, càng mở cửa hơn. Theo kế hoạch, quá trình này chia thành 3 bước (1+3+7): 8/2013: thành lập Khu thí nghiệm mậu dịch tự do Thượng Hải; 12/2014: quyết định thành lập 3 Khu thí nghiệm mậu dịch tự do Thiên Tân, Quảng Đông và Phúc Kiến (4/2015 cắt băng thành lập); và 8/2016: quyết định thành lập 7 Khu thí nghiệm mậu dịch tự do: Liêu Ninh, Triết Giang, Hà Nam, Hồ Bắc, Trùng Khánh, Tứ Xuyên và Thiểm Tây (đến nay chưa cắt băng thành lập).

Trong khi đó, ông Thắng cho biết, ở Việt Nam, mặc dù có chủ trương từ năm 1997, Hội nghị TW 4 (khoá VIII) của BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nêu: "Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện".

Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ trừ khu đầu tiên là Chu Lai được mang tên “khu kinh tế mở” và đến năm 2007 thành lập thêm "Khu thương mại tự do" thuộc "Khu kinh tế mở Chu Lai" (theo Quyết định 185/2007/QĐ-TTG ngày 03/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ ; còn tất cả các khu ra đời sau đó, chỉ được hình thành dưới hình thức “khu kinh tế”. Những khía cạnh “đặc khu kinh tế”, hay “khu mậu dịch tự do” đã không trở thành hiện thực.

Và về mặt quy phạm pháp luật thì chẳng có điều khoản nào có thể so sánh được với các Đặc khu kinh tế thế hệ I của Trung Quốc.

"Nhìn lại thực tế, đã thấy rất rõ là thời gian trôi đi (gần 40 năm), thời cơ trôi qua, nước nào thực hiện thì thu được thành tựu rực rỡ; còn Việt Nam ngay cả khi đã ban hành Nghị quyết Trung ương về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (2007), vẫn chỉ đặt ra vấn đề xây dựng đặc khu ở mấy cuộc hội thảo khoa học về phát triển kinh tế biển", ông Thắng nói.

Sẽ phải có những điểm "vượt bỏ"

Lần này, theo ông Thắng, với việc chỉ đích danh việc xây dựng Luật Hành chính kinh – kinh tế đặc biệt cho 3 khu (Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc) và đang trình Quốc hội, có thể coi như bước tiến thực tế rất xa trong việc thực thi thể chế mang tính đột phá của Nhà nước kiến tạo phát triển trong tình hình mới.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề trọng tâm của Luật Đặc khu chính – kinh tế không phải ở chỗ có được thông qua hay không, mà là ở chỗ khi ban hành ra, nó sẽ được hưởng ứng như thế nào và sẽ có tác động ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

Theo đó, ông Thắng cho rằng, việc xây dựng Luật Đặc khu hành chính – kinh tế (Vân Phong) phải nhằm vào việc thu hút được những tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới tham gia. Để đạt mục tiêu này, không chỉ đặt nhiệm vụ xây tổ cho phượng hoàng đến ở, mà còn phải (và chỉ nên) là: chỉ chỗ cho phượng hoàng đến xây tổ.

"Cách đặt vấn đề này tự nó đã loại trừ cách thiết kế các điều khoản theo kiểu “nâng cấp” các ưu đãi hiện có của các khu kinh tế lên, mà thay vào đó là thay đổi cách tiếp cận thiết kế các điều khoản của Luật, nhằm đạt tới trình độ chung của thông lệ quốc tế, không phải là ưu đãi hơn trước so với chính ta", ông nói.

Đồng thời, nên thay đổi tư duy việc lập ra các đặc khu này là để cạnh tranh với các đặc khu trên thế giới (trước hết là ở khu vực châu Á) trong việc thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới. Tư duy mới là tham gia vào chuỗi các đặc khu kinh tế của cả châu lục, tạo thành một cộng đồng các đặc khu của cả vùng, giống nhau ở mô hình thể chế thông thoáng, nhưng đa dạng, phong phú trong hoạt động kinh doanh.

Riêng với Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Phong, nếu lấy việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế làm hạt nhân, thì ngay từ đầu, đã cần phải định hướng xây dựng mô hình chính quyền cảng và có sự tham gia của các tập đoàn kinh doanh cảng biển lớn trên thế giới và các Hiệp hội vận tải biển quốc tế.

"Đặt vấn đề như trên, đương nhiên sẽ xảy ra những điểm “vượt bỏ” một số quy định pháp lý trong hệ thống luật pháp hiện hành. Nhưng bản chất của đổi mới, hơn nữa là đột phá, chính là tìm ra những điểm “vượt bỏ” hợp lý, chính đáng, để tạo lập khung khổ pháp lý mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Không vượt qua được những khung khổ pháp lý bất hợp lý hiện hành, làm gì có đột phá, làm gì có phát triển!?", ông nói.

thanh lap 3 dac khu kinh te se phai co nhung diem vuot bo Sẽ có chính sách vượt trội nào để tạo đột phá 3 đặc khu kinh tế?

Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt đang được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ...

Phương Dung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.