|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ba vấn đề trong việc xây dựng cơ chế đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

17:49 | 25/09/2017
Chia sẻ
Trong dự án về luật các khu kinh tế hành chính đặc biệt, miền Trung có Bắc Vân Phong của Khánh Hoà. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, miền Trung là vùng duy nhất thể hiện được nội lực vươn lên lớn trong ba năm qua.
ba van de trong viec xay dung co che don vi hanh chinh kinh te dac biet
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Miền Trung ngày 25/9. (Ảnh: VnEconomy)

Theo VnEconomy, tại Diễn đàn Kinh tế miền Trung diễn ra sáng nay (25/9) ở Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thông tin, hiện Chính phủ, Trung ương đã chỉ đạo việc đệ trình Quốc hội dự án về luật các khu kinh tế hành chính đặc biệt, miền Trung có Bắc Vân Phong của Khánh Hoà. Việc xây dựng cơ chế đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có nhiều vai trò và mục đích.

Một là để thử nghiệm thể chế cần thiết, tạo ra cực tăng trưởng có tính lan toả cho vùng. Ba năm qua, nội lực vượn lên của miền Trung rất lớn và chỉ có duy nhất miền Trung làm được việc này. Trong khi tại đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù Thủ tướng có quyết định cơ chế điều phối do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo nhưng vài năm nay lại không có được gì đáng kể. Trong 13 tỉnh đồng bằng sông Củu Long, chỉ có 4 tiểu vùng tạo liên kết lại và bàn chuyện hợp tác với nhau (gồm Đồng Tháp Mười, Bán Đảo Cà Mau).

Thứ hai, việc xây dựng cơ chế đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thời gian qua tập trung hai vấn đề là hợp tác trong phát triển du lịch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nội dung này được Phó Thủ tướng đề nghị làm rõ thêm để cung cấp dẫn chứng cho Chính phủ.

Thứ ba, quá trình xây dựng cơ chế cần tiếp tục đánh giá tiềm năng, thách thức của miền Trung trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng năng suất lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng. Vùng duyên hải miền Trung nằm trên trục giao thông chính Bắc - Nam có ý nghĩa chiến lược kết nối với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia…

Thực tế, cả bốn trục đường chính là đường Trường Sơn, đường bộ, đường sắt, đường ven biển đều chưa đồng bộ, nhất là tuyến đường ven biển kết nối 9 tỉnh miền Trung. Vùng duyên hải này trải dài và hẹp ngang, có tiềm năng to lớn về kinh tế biển và tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào…

Trong khi đó, quy hoạch tổng thể kinh tế miền Trung định hướng 2030 được Thủ tướng phê duyệt 2014 nêu rõ, kinh tế miền Trung phải phù hợp với chiến lược biển miền Nam, đảm bảo thống nhất các ngành lĩnh vực, định hướng đến 2030 là khu vực phát triển năng động, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước và Đông Nam Á. Còn trong Nghị quyết về Phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn, Bộ Chính trị cũng nêu chủ trương miền Trung là trọng điểm của trọng điểm khi mà ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 40% cơ cấu kinh tế của miền.

Trước đó, diễn đàn lần 1 đã kết luận, quan trọng nhất là xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và phát triển hạ tầng kinh tế, tập trung đầu tư hạ tầng giao thông.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt câu hỏi: tiềm năng lợi thế khi khu hành chính Bắc Vân Phong được hình thành? có cần thiết điều chỉnh quy hoạch, chiến lược không và điều chỉnh theo hướng nào? Việc huy động nguồn lực xã hội, coi kinh tế tư nhân là động lực của phát triển cần được nhìn nhận như thế nào?... Những vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu để thấy được thách thức ngăn chặn phát triển kinh tế miền Trung.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trích dẫn nội dung Văn kiện Đại hội Đảng XII: Chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, các khu kinh tế, các khu công nghiệp; tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương… khắc phục tình trạng phát triển trùng dẫm, manh mún, kém hiệu quả…

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, hình thành mô hình hợp tác liên kết vùng hiệu quả; tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm… Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Không thể phát triển kinh tế mà không gian kinh tế bị chia cắt như chúng ta.

ba van de trong viec xay dung co che don vi hanh chinh kinh te dac biet Sẽ có chính sách vượt trội nào để tạo đột phá 3 đặc khu kinh tế?

Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt đang được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ...

ba van de trong viec xay dung co che don vi hanh chinh kinh te dac biet Tình thế 'hai con dê qua cầu' trong nỗ lực phát triển huy lợi thế cảng biển miền Trung

Dù có nhiều cảng biển tận dụng lợi thế “tuyệt đối” của mình, nhưng xét thực chất cấu trúc các nguồn lực và điều kiện, ...

ba van de trong viec xay dung co che don vi hanh chinh kinh te dac biet Miền Trung vẫn chưa hóa giải được những xung đột lợi ích cục bộ!

Theo GS Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, đã có nhiều nỗ lực tìm giải pháp cho kinh tế ...

Linh Lê