Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, việc phối hợp giữa tín dụng và giải ngân vốn đầu tư công sẽ đẩy cung tiền lên khá cao. Với bối cảnh đó, nền kinh tế sẽ được bơm một khoản tiền tương đối đáng kể trong năm nay, thanh khoản sẽ dồi dào chứ không cạn kiệt.
SSI cho rằng Thông tư 26 về việc tính tỷ lệ đảm bảo an toàn có thể được nhìn nhận là một cách hỗ trợ thanh khoản thị trường về trung và dài hạn, khi không loại bỏ lượng tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng ra khỏi công thức tính.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN sẽ tập trung các giải pháp, ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2023.
KBSV cho rằng việc cung tiền tăng ở mức thấp kỷ lục trong năm 2022, khiến điều kiện thanh khoản của cả nền kinh tế căng thẳng, đẩy mặt bằng lãi suất lên nền cao là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số VN-Index diễn biến tiêu cực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng trong năm nay và tiếp theo là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống; bảo đảm công khai, minh bạch, phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
CEO WiGroup cho rằng năm 2023 sẽ là năm bắt đầu chu kỳ thanh khoản mở rộng khi tỷ giá không còn chịu áp lực, Ngân hàng Nhà nước có thể quay trở lại mua dự trữ ngoại hối, tức bơm tiền vào thông qua kênh tỷ giá. Lãi suất dự báo sẽ bắt đầu giảm từ quý II năm 2023.
CEO WiGroup cho rằng lãi suất tăng, áp lực tỷ giá, chênh lệch tín dụng – huy động, nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường trái phiếu và "shadow bank" cạnh tranh với ngân hàng là những yếu tố khiến thanh khoản căng cứng trong giai đoạn này.
Theo ông Nguyễn Duy Anh, Trưởng phòng quản lý danh mục đầu tư VCBF, khi kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc giảm tốc độ tăng lãi suất trở thành hiện thực và Fed có mức tăng thấp hơn cả dự đoán của nhà đầu tư và các chuyên gia thì thị trường sẽ có những điểm tích cực nhất định.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, không thể bơm tiền ra được nếu không mua vào trái phiếu Chính phủ (TPCP). Trong bối cảnh giai đoạn cuối năm, nhu cầu của người dân, doanh nghiệp tăng cao, thanh khoản của toàn bộ kinh tế có khi chỉ tính bằng từng ngày.
SSI Research cho biết tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản đã khiến khoảng 7-8% tổng tín dụng bị mắc kẹt, đặc biệt trong khi bối cảnh hạn mức tăng trưởng tín dụng tương đối hạn chế, đã dẫn đến dư địa để giải ngân cho các lĩnh vực khác không còn dư dả.
Theo chuyên gia Phạm Xuân Hoè, để giải quyết tình trạng thanh khoản căng thẳng, NHNN cần tính toán để nhanh chóng bơm thêm tiền cho nền kinh tế. Đồng thời, ngân sách Nhà nước cũng phải giải ngân dứt khoát và tập trung mạnh vào các công trình trọng điểm.
VNDirect cho rằng thanh khoản căng thẳng đang là một vấn đề đáng quan tâm đối với hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây, song rủi ro là không lớn.