|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Than đá sạch đã đủ sạch?

20:05 | 07/11/2018
Chia sẻ
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á được dự báo tăng trưởng thêm 60% trong năm 2040, khi đà tăng của lượng tiêu thụ điện thúc đẩy nhu cầu than đá.
 
than da sach da du sach

Để đáp ứng nhu cầu điện của Đông Nam Á ở mức 565 gigawatts (GW) vào năm 2040, than đá đóng góp tới 40% của mức tăng trưởng 60% của nhu cầu năng lượng, theo báo cáo của IEA.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí để đảm bảo việc sử dụng than đá bền vững trong khu vực thì cần phải triển khải các công nghệ than đá sạch để hạn chế lượng khí thải carbon điôxít độc hại, lưu huỳnh điôxít và Nitơ ôxít vào bầu khí quyển. Điều này đã được chỉ rõ trong Sổ tay Công nghệ Than đá Sạch ASEAN (CCT) cho các Nhà máy Năng lượng do Trung Tâm Năng lượng ASEAN (ACE) phát hành trong tháng 12/2017.

Sổ tay này cũng thừa nhận việc triển khai Công nghệ Than đá Sạch trong khu vực Đông Nam Á đang diễn ra chậm chạp như thế nào.

Mặc dù cụm từ “than đá sạch” chưa có một định nghĩa rõ ràng, nhưng các công nghệ than đá sạch bao gồm công nghệ kiểm soát ô nhiệm, công nghệ phát thải thấp có hiệu quả cao (HELE) và công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) đã được phác thảo trong báo cáo chung của ACE và Hiệp hội Than đá Thế giới trong năm 2017.

Theo báo cáo trên, xu hướng hiện tại cho thấy một động thái hướng về công nghệ HELE – vốn được sử dụng trong các nhà máy điện sử dụng than đá siêu tới hạn (supercritical) và quá siêu tới hạn (ultrasupercritical). Việc chuyển từ các nhà máy điện sử dụng than đá dưới tới hạn (subcritical) sang các nhà máy quá siêu tới hạn sẽ làm giảm lượng khí thải carbon bớt 1.3 tỷ tấn.

Chuyên gia kinh tế năng lượng Han Phoumin cũng chỉ ra rằng, mặc dù công nghệ USC là một trong những phương án lựa chọn tốt nhất đê giảm bớt lượng khí thải nitơ ôxít và lưu huỳnh ôxít, nhiều quốc gia châu Á đang phát triển vẫn không có khả năng bỏ ra lượng vốn đầu tư lớn.

Các nhà máy than đá quá siêu tới hạn như Manjung 4 và Manjung 5 của Malaysia đã phát triển với mức chi phí gần 1,4 tỷ USD mỗi nhà máy và vẫn là những nhà máy điện sử dụng than đá quá siêu tới hạn duy nhất cho tới nay.

“Việc hạ tấp chi phí đầu tư bỏ trước là điều cần thiết và có thể được thực hiện thông qua khuôn khổ chính sách, như kế hoạch tài chính/vay nợ cho các nhà máy điện quá siêu tới hạn hoặc thông qua các định chế chính trị mạnh – có thể cung cấp khoản tài trợ công để thực thi Công nghệ Than đá Sạch tới các quốc gia châu Á mới nổi, và khuôn khổ hợp tác quốc tế để đảm bảo cho việc triển khai Công nghệ Than đá Sạch”, Han Phoumin cho hay.

than da sach da du sach

Các dự án nhà máy điện sử dụng than đá ở Đông Nam Á có thể phụ thuộc vào nguồn tài trợ tài chính từ các Chính phủ và ngân hàng nước ngoài. Chẳng hạn, theo nguồn tin từ Guardian trong năm 2017, Nhật Bản và Trung Quốc là những quốc gia tài trợ chính cho 22 thỏa thuận sản xuất điện bằng than đá ở Indonesia trong giai đoạn 1/2010-3/2017.

“Hiện nay, một vài quốc gia lớn có ủng hộ hiệp định biến đổi khí hậu Paris đang chủ động phá hoại nỗ lực này bằng cách cố gắng mở rộng ngành điện than đá gây ô nhiễm ra các quốc gia khác”, Julien Vincent, Giám đốc phụ trách nhóm nghiên cứu môi trường Australia – Market Forces, cho hay.

Các ngân hàng Singapore như UBS, DBS Bank và Oversea-Chinese Banking Corporation (OCBC), vẫn đang tài trợ cho 21 dự án than đá có tổng trị giá 2.29 tỷ USD kể từ năm 2012, theo Market Forces research sử dụng dữ liệu từ công ty dịch vụ dữ liệu hạ tầng, năng lượng và tài chính IJGlobal. Các dự án điện than đá phần lớn đặt ở Việt Nam và Indonesia.

Mặt khác, các dự án năng lượng tái chế có thể không khả thi về mặt tài chính đối với các nhà đầu tư ở Đông Nam Á.

Theo Allard Nooy, Giám đốc điều hành của công ty đầu tư cơ sở hạ tầng InfraCo Asia, chỉ 45% dự án năng lượng tái chế ở Đông Nam Á có thể xin tài trợ hoặc khả thi về mặt tài chính.

Xem thêm

Minh Tuấn