|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tham vọng lớn của Trung Quốc

07:25 | 05/08/2018
Chia sẻ
Các quốc gia cần hiểu được ý đồ chiến lược của Trung Quốc qua những thương vụ M&A hay chinh phục thị trường để có đối sách phù hợp.
tham vong lon cua trung quoc Trung Quốc đề xuất đánh thuế trả đũa lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ
tham vong lon cua trung quoc Trung Quốc mua công ty môi giới chứng khoán lâu đời nhất Ireland

Chính phủ Đức vừa ngăn chặn thương vụ M&A của 2 doanh nghiệp Trung Quốc với các doanh nghiệp Đức gồm Cty Điện lực 50 Hertz và Cty Chế tạo cơ khí Leifeld Metal Spinning AG.

tham vong lon cua trung quoc
Chính phủ Đức vừa chặn M&A của doanh nghiệp Trung Quốc với Cty điện lực 50 Hertz và Cty Chế tạo cơ khí Leifeld Metal Spinning AG.

Ý đồ chiến lược của Trung Quốc

Động thái nói trên của chính phủ Đức đã làm cho thế giới chú ý nhiều đến việc Trung Quốc đang tìm cách thâu tóm doanh nghiệp ngoại, chen chân vào cơ cấu kinh tế của các đối tác. Bằng cách này, Trung Quốc không chỉ nhằm mục tiêu chiếm thị phần mà còn gây dựng khả năng tác động, thậm chí chi phối tình hình và đường lối chính sách của các đối tác, không chỉ về kinh tế, mà còn cả về chính trị.

Trung Quốc không chỉ đã bỏ ra lượng tiền khổng lồ để thực hiện mục tiêu này, mà còn có hẳn chiến lược hoàn chỉnh và rõ ràng cũng như luôn kiên định triển khai thực hiện cụ thể. Sau khi đưa ra kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc thực hiện các M&A ở nước ngoài càng quyết liệt hơn nhằm hướng tới vị trí hàng đầu thế giới về kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao, đặc biệt trong 10 lĩnh vực công nghiệp và công nghệ cao mà Trung Quốc coi là quan trọng và quyết định nhất trong thế kỷ 21.

Đáng chú ý, cách thức thực hiện các thương vụ M&A của Trung Quốc thay đổi theo tùy khu vực. Ở những nước công nghiệp phát triển như Mỹ hay châu Âu, Trung Quốc không đầu tư trực tiếp để thành lập doanh nghiệp mới mà đầu tư mua lại toàn bộ doanh nghiệp hoặc cổ phần của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên những lĩnh vực mà Trung Quốc quan tâm. Chẳng hạn, Trung Quốc đã mua hải cảng ở Hy Lạp và sân bay ở Đức làm những điểm trung chuyển và hậu cần, hay thâu tóm hoặc tham gia vào những doanh nghiệp có thế mạnh về kỹ thuật công nghệ cao, tài chính ngân hàng, năng lượng, hoá chất, chế tạo máy công cụ, thiết bị y học hiện đại, bảo hiểm...

Nếu như năm 2016 mới chỉ có 40 M&A của các doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Âu, thì đến năm 2017 đã tăng gấp 6 lần với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ USD. Các địa bàn Trung Quốc hoạt động mạnh nhất là Đức, Pháp, Anh, Italy, Hà Lan và Thụy Sỹ.

Trong khi đó, ở châu Phi, do không có doanh nghiệp xứng đáng để thâu tóm nhưng lại có giá trị cao về nguồn nguyên vật liệu dài hạn và có lợi cho ảnh hưởng chính trị, Trung Quốc dùng viện trợ, hợp tác phát triển và cho vay tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như những công trình mang ý nghĩa chính trị biểu trưng để “quyến rũ” các nước châu Phi. Ở vùng châu Á - Thái Bình Dương và cả Ấn Độ Dương, Trung Quốc thực hiện ý đồ chiến lược này theo cách khác, mà đặc trưng nhất là sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”.

Đối sách của các quốc gia

Ngoài việc chặn các M&A của Trung Quốc, các quốc gia còn áp dụng các phương thức khác, như Malaysia đang xem xét lại các dự án “mơ hồ” với Trung Quốc để tránh bị phụ thuộc vào đối tác, như dự án đường sắt, dự án cảng nước sâu ở eo biển Malacca; nối gót Nepal, Pakistan đã hủy dự án đập 14 tỷ USD với Trung Quốc để tránh phụ thuộc, đánh mất chủ quyền quốc gia...

Bên cạnh đó, những đối tác nhỏ hơn cũng đã và đang phải thận trọng hơn. Với các đối tác này, Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường và tận thu nguyên vật liệu, gây xáo trộn và lệ thuộc, kết hợp chính ngạch với tiểu ngach, công khai với âm thầm lặng lẽ để thu lợi và sau đó để lại tổn hại lâu dài cho các đối tác. Ở đây cũng thể hiện rất rõ là Trung Quốc rất hiểu và biết cách tận dụng những điểm yếu và bất cập của đối tác trên thị trường cũng như trong chính sách của chính phủ quốc gia nơi đó, đặc thù địa lý lãnh thổ cũng như tâm lý của giới chức, giới doanh nhân và người dân ở đó.

Thời nay, thiết lập và không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác giao thương với bên ngoài là không thể tránh khỏi đối với mọi quốc gia trên thế giới. Trung Quốc đã trở thành đối tác quan trọng về nhiều phương diện đối với các nước. Vì thế, tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc là cần thiết và có lợi. Nhưng cái gì cũng có hai mặt, nên các đối tác cần phải hiểu Trung Quốc nói chung và ý đồ chiến lược của Trung Quốc nói riêng được thể hiện trong những cách thức Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp, tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng hay chinh phục thị trường để có đối sách thích hợp sao cho khai thác được cái lợi và triệt hạ được những cái bất lợi.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nham Biền

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.