|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tăng trưởng nông nghiệp 6 tháng chững lại, Bộ NN&PTNT đang chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu bưởi, bơ, sầu riêng sang Mỹ

12:29 | 28/06/2019
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam trong 6 tháng đầu năm không được "sáng" như kì vọng là điều tất yếu bởi ba yếu tố.

6 tháng xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 19,8 tỉ USD

Tại Hội nghị Tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu nông, lâm thủy sản sản đạt gần 19,8 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kì năm ngoái. 

Qua đó đưa thặng dư toàn ngành đạt 4,2 tỉ USD và tăng 4,6% so với 6 tháng đầu năm 2018.

nn

Hội nghị Tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của ngành nông nghiệp. Ảnh: Đức Quỳnh

Tuy nhiên, ông Việt nhận định mức trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay chậm hơn hơn so với cùng kì năm ngoái là hơn 10%. 

Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng nông sản chính đạt gần 9,3 tỉ USD, tăng 4,6% so với cùng kì năm ngoái. Các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 320 triệu USD, tăng 4,6%.

Ông Việt cho hay trong nửa đầu năm nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã mở cửa thị trường mới đối với nhiều sản phảm xuất khẩu như xoài vào Mỹ, Anh, Australia, măng cụt vào thị trường Trung Quốc…

Bên cạnh đó, Trung Quốc và Việt Nam đã kí kết Nghị định thư cho phép nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa vào Trung Quốc.

Ông Việt cho hay hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị xuất khẩu sang Mỹ đối với các sản phẩm trái cây như bưởi, bơ, sầu riêng và các sản phẩm trái cây khác. 

Đối với thị trường Nhật Bản, Bộ cũng đang đề nghị xuất khẩu vải, nhãn, bưởi, chôm chôm, vú sữa…

Tăng trưởng chững lại là điều tất yếu

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam trong 6 tháng đầu năm không được "sáng" như kì vọng là điều tất yếu bởi ba yếu tố.

Đầu tiên, tăng trưởng kinh tế thế giới đang có xu hướng chững lại, chậm hơn so với dự báo, ảnh hưởng đến nhu cầu nông sản. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn. 

Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng tác động xấu đến ngành nông nghiệp. Đây là hai thị trường tiêu thụ lớn đối đối với nông sản Việt Nam.

Cuối cùng, tình hình thời tiết bất lợi, nhất là nắng nóng kèm theo đó là dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp.

"Lịch sử ngành chăn nuôi Việt Nam chưa bao giờ phải đối mặt với dịch lớn về quy mô cũng như sự thiệt hại như vậy", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định.

Bộ trưởng cho biết trong 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực có thể mạnh và những khu vực còn dư địa. Đầu tiên là lâm nghiệp nói chung, trong đó có kinh tế lâm sản đã đẩy nhanh hơn vì đang có thời cơ, nhất là những tháng cuối năm 2019 cũng như thời gian tới vẫn còn đẩy nhanh hơn nữa.

Mặt hàng thế mạnh thứ hai là thủy sản, kể cả khai thác và nuôi trồng. Bộ trưởng nhận định mặc dù giá thủy sản trên thế giới chưa cao nhưng vẫn còn dư địa để phát triển, cứu cánh cho mục tiêu xuất khẩu. 

Trồng trọt và chăn nuôi cũng phải đẩy nhanh tái cơ cấu. Ví dụ ngành chăn nuôi cần tập tập trung nỗ lực mọi giải pháp để chặn đứng được dịch tả lợn Châu Phi, đồng thời tập trung đẩy nhanh hơn chăn nuôi gia cầm và đại gia súc. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý cần phải chú trọng đến yếu tố chăn nuôi bền vững, chú trọng cả về dịch bệnh, thị trường, tạo sinh kế cho người chăn nuôi nhỏ lẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường còn nhấn mạnh đến tình hình thiên tai từ nay đến cuối năm dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nữa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Đức Quỳnh

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.