|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tăng trưởng doanh thu trung bình mảng gỗ của Phú Tài có thể đạt 18% trong 2019-2023

17:19 | 23/09/2019
Chia sẻ
VDSC dự phóng tăng trưởng doanh thu mảng gỗ trung bình 18% trong giai đoạn 2019-23. Theo đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 16,5% năm 2019 lên 17,5% năm 2022 với kì vọng nhiều khâu sản xuất sẽ được tự động hóa, qua đó cắt giảm chi phí nhân công.

Theo báo cáo phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) về CTCP Phú Tài (Mã: PTB), trong giai đoạn 2012-2018, Mỹ là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới với quy mô trung bình đạt 12 tỉ USD mỗi năm. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm lần lượt 39% và 22%.

Mỹ cũng là đối tác nhập khẩu gỗ lớn nhất, chiếm trung bình 40% trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam (2013-2018).

Con số này đã tăng lên 47% trong nửa đầu năm 2019 sau khi tranh chấp thương mại chính thức diễn ra một năm.

vdspbt

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam tương đối tập trung vào Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm khoảng 77% giá trị xuất khẩu (2013 - 2018). Trong đó, Mỹ dẫn đầu về giá trị nhập khẩu trong liên tiếp nhiều năm và có xu hướng tăng.

Từ nửa cuối năm 2018, các đơn hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng mạnh, ghi nhận tăng trưởng mức tăng 15,9% về giá trị xuất khẩu cả năm 2018, mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm gần nhất.

Động lực này chủ yếu đến từ nhu cầu nhập khẩu gỗ lớn của Mỹ, đồng thời là mức thuế 25% lên gói hàng hóa 200 tỉ USD (bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ) nhập khẩu từ Trung Quốc (từ ngày 24/9/2018).

VDSC cho biết, trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt 4,82 tỉ USD, tăng 16,6% so với cùng năm trước. Thị trường Mỹ tiếp tục dẫn đầu với đóng góp 47% giá trị xuất khẩu, tương đương 2,25 tỉ USD.

Như vậy, thị trường Mỹ đã ghi nhận mức tăng trưởng 32,2% so với cùng năm 2018, cao gần hai lần so với tốc độ tăng tưởng của ngành (17,8%).

Xuất khẩu gỗ Việt Nam được hỗ trợ bởi yếu tố dài hạn

Theo đánh giá của VDSC, cơ hội gia tăng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU trong dài hạn bắt đầu được hỗ trợ từ năm 2019.

Cụ thể, hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực từ ngày 01/06/2019. Qua đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đạt tiêu chuẩn và được một cơ quan Việt Nam phê duyệt sẽ được xuất khẩu trực tiếp vào thị trường EU và không phải thông qua thêm kiểm duyệt nào từ EU.

Ngoài ra, hiệp định EVFTA vọng sớm được ký kết và có hiệu lực, đưa thuế nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường EU về 0%, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm gỗ Việt Nam.

VDSC đánh giá Phú Tài là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi nhất nhờ vào cơ cấu xuất khẩu phần lớn là thị trường Mỹ; sự chủ động nguồn cung gỗ nguyên liệu; chất lượng sản phẩm được chú trọng cùng công suất đang được mở rộng.

Phần lớn thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính là các nước phát triển, bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc nên tiêu chuẩn về chất lượng lẫn nguồn gốc gỗ nguyên liệu tương đối cao và khắt khe.

Hiện Phú Tài đang sử dụng khoảng 75% nguồn gỗ nguyên liệu trong nước và 25% nhập khẩu chủ yếu là một số loại ván công nghiệp như MDF (Medium Density Fiberboard), HDF (High Density Fibreboard).

Vùng gỗ nguyên liệu chính của công ty nằm ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. VDSC ước tính diện tích rừng trồng mới khu vực này chiếm trung bình 33% cả nước (2005 - 2017) và tăng trưởng gần 3% mỗi năm.

Thep VDSC, sự gia tăng đơn hàng từ Mỹ và châu Âu là hai động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu trong những năm tiếp theo

Với giả định các nhà máy chế biến gỗ thành phẩm của PTB sẽ hoạt động 90% tổng công suất năm 2020 và đạt 100% từ năm 2022 (không bao gồm các kế hoạch đầu tư mới sau năm 2019).

vdscd

VDSC dự phóng tăng trưởng doanh thu mảng gỗ đạt 18% trong giai đoạn 2019-2023. Biên lãi gộp cải thiện từ mức 16,5% năm 2019 lên 17,5% năm 2022 với vọng nhiều khâu sản xuất sẽ được tự động hóa, qua đó cắt giảm chi phí nhân công, giá vốn.

TH