|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tăng hấp dẫn vốn khối ngoại, HOSE nghiên cứu thêm hai sản phẩm, ‘làn gió mới’ của chứng khoán Việt Nam sắp xuất hiện?

10:51 | 08/05/2019
Chia sẻ
Theo đó, HOSE đang nghiên cứu sản phẩm cổ phiếu không có quyền biểu quyết (FOL) và Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR).

Sáng nay (8/5), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Nhóm Công tác Thị trường Vốn - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức Hội thảo "Tăng cường việc tiếp cận thị trường vốn Việt Nam".

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Việt Hà, thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã trình bày về giải pháp giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài tại HOSE.

Tăng hấp dẫn vốn khối ngoại, HOSE nghiên cứu thêm hai sản phẩm, ‘làn gió mới’ của chứng khoán Việt Nam sắp xuất hiện?  - Ảnh 1.

Đại diện HOSE trình bày tại Hội thảo. Ảnh: Phan Quân

Hiện trên HOSE, có 317 công ty có tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài có room nước ngoài là 49%, 25% doanh nghiệp mở room cho NĐT nước ngoài lên 100%. Như vậy, tỉ lệ 51% trên 376 công ty là tỉ lệ tương đối thấp, chỉ có khoảng 13,6% công ty thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room), bà Hà đánh giá.

Trong nghiên cứu của HOSE và Stoxplux tìm hiểu lý do vì sao doanh nghiệp dè dặt nới room, kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nguyên chính lên quan đến pháp lý, kinh tế và kĩ thuật. Về mặt pháp lý, công ty niêm yết muốn nới room phải rà soát ngành nghề có điều kiện trong nước và quốc tế. Vấn đề này doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm hiểu thông tin sau đó tiến hành thủ tục với cơ quan hữu quan. Đó là lý do về pháp lý. Về kinh tế, khi công ty nới room lên trên 51% được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong một số ngành nghề nhất định sẽ bị hạn chế như y yế, công nghệ thông tin. Cuối cùng, một số công ty muốn duy trì tỷ lệ sở hữu trong nước, đại diện HOSE cho biết thêm.

Theo thống kê, trong năm 2018, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu mua vào theo phương thức thỏa thuận, tuy nhiên khối này lại chủ yếu bán ra theo phương thức khớp lệnh. Điển hình, nhà đầu tư nước ngoài mua vào cp theo phương thức thỏa thỏa thuận với giá trị gần 5,7 tỉ USD, trong khi bán ra gần 3,2 tỉ USD. Đối với giao dịch khớp lệnh, khối này bán ra 6,27 tỉ USD và mua vào 5,5 tỉ USD.

Về room sở hữu theo ngành, ngành tiêu dùng thiết yếu chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp theo là điện tử, y tế. Thấp nhất là ngành tiện tích. Hiện nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu khoảng 27,35% nhóm VN30, bà Hà cho biết thêm về thực trạng thị trường.

HOSE đang nghiên cứu hai sản phẩm mới FOL và NDVR

Bên cạnh cổ phiếu, HOSE đang triển khai sản phẩm chứng chỉ quỹ ETF và dự kiến triển khai chứng quyền có đảm bảo vào tháng 6. HOSE đang nghiên cứu cổ phiếu không có quyền biểu quyết (FOL) và Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), đại diện HOSE cho biết.

Tăng hấp dẫn vốn khối ngoại, HOSE nghiên cứu thêm hai sản phẩm, ‘làn gió mới’ của chứng khoán Việt Nam sắp xuất hiện?  - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị HOSE. Ảnh: Phan Quân

Đối với sản phẩm cổ phiếu không có quyền biểu quyết (FOL), HOSE tham khảo kinh nghiệm tại Malaysia và Nhật Bản. Tại Malaysia, FOL được quy định trong điều lệ của công ty. NĐT nước ngoài được phép mua cổ phiếu vượt FOL khi giao dịch qua sở Chứng khoán, Khi chốt danh sách tổ chức ĐHDCĐ, qua trung tâm lưu lý, công ty xác định NĐTNN có quyền biểu quyết và không có quyền biểu quyết theo nguyên tắc: Mua/sở hữu trước – ưu tiên trước. Phần cổ phiếu vượt FOL được hưởng đầy đủ quyền lợi tài chính. Đặc điểm này tương tự tại Nhật Bản, chỉ khác biệt là FOL được quy định tại Luật chuyên ngành (Luật hàng không, luật viễn thông).

Về NVDR, đây là một sáng kiến của UBCK Thái Lan đưa ra năm 2000. Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan phát hành NVDR trên mỗi cổ phiếu niêm yết (khoảng 800 cổ phiếu). NVDR là chứng khoán được UBCK công nhận và niêm yết.

NVDR là chứng khoán không được phát hành sơ cấp, mà phát hành thứ cấp thông qua các nhà đầu tư. Đặc điểm của NVDR là được giao dịch và khớp lệnh cùng với các lệnh mua/bán cổ phiếu trên cùng một sổ lệnh. 1 NVDR tương đương với 1 cổ phiếu cơ sở. Bên cạnh đó, TCPH NVDR có quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHĐCĐ. NVDP không giới hạn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tăng hấp dẫn vốn khối ngoại, HOSE nghiên cứu thêm hai sản phẩm, ‘làn gió mới’ của chứng khoán Việt Nam sắp xuất hiện?  - Ảnh 3.

Nguồn: Tài liệu hội thảo

Tại Thái Lan, tổ chức phát hành (TCPH) NVDR là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán với mục đích đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tuân thủ chặt chẽ các quy định đồng thời bảo vệ quyền lợi của bác bên liên quan, đảm bảo tư cách pháp nhân riêng, tách bạch giữa SGD và TCPH.

Với mô hình này, HOSE đề xuất cho phép 'thí điểm' hành lập công ty con là TCPH, quy định rõ hơn trong Luật Chứng khoán về quyền thành lập công ty con của SGDCK.

Về vấn đề TCPH NVDR nắm giữ thay mặt nhà đầu tư một lượng cổ phiếu cơ sở tương ứng với số NVDR phát hành nên có thể ảnh hưởng đến công ty phát hành cổ phiếu cơ sở trong việc triệu tập ĐHĐCĐ do không đủ tỷ lệ để tiến hành đại hội và gia tăng sức mạnh biểu quyết của NĐT nước ngoài. HOSE đề xuất TCPH NVDR sẽ tham dự và biểu quyết, việc biểu quyết sẽ được phân bổ mặc định theo tỉ lệ biểu quyết của các NĐT trong nước. Bên cạnh đó, sửa Luật Doanh nghiệp đề có cơ chế biểu quyết đặc biệt cho TCPH NVDR.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phan Quân

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.