|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tái thiết mô hình hoạt động của 'ngân hàng nợ xấu lớn nhất Trung Quốc'

16:32 | 02/06/2021
Chia sẻ
Việc thành lập một tập đoàn (holdings) dựa trên 4 công ty xử lý nợ xấu sẽ là một hướng đi mới giúp tách bạch vai trò điều hành và cổ đông của nhà nước tại các tổ chức này.

Bộ Tài chính Trung Quốc đang cân nhắc đề xuất chuyển cổ phần China Huarong Asset Management Co. và ba công ty quản lý nợ xấu khác để thành lập một tập đoàn (holdings) mới theo mô hình tại các ngân hàng quốc doanh với sở hữu cổ phần của nhà nước, Bloomberg dẫn lời nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết.

Tiết lộ một kịch bản cho công ty 'thảm hoạ nợ xấu' của ngành tài chính Trung Quốc - Ảnh 1.

Huarong ban đầu được chính phủ Trung Quốc dưới vai trò xử lý nợ xấu. (Ảnh: Bloomberg)

Các nhà hoạch định chính sách đang xem xét lại đề xuất nói trên. Thực tế, đề xuất này đã được nhắc đến từ thời điểm 3 năm trước khi các đơn vị có liên quan thảo luận cách giải quyết các rủi ro về tài chính mà công ty Huarong gây ra.

Một số quan chức nhìn nhận việc thành lập một tập đoàn mới là bước tiến để tách bạch vai trò điều hành và vai trò cổ đông của nhà nước. Việc này đồng thời giúp tinh gọn cơ chế kiểm soát và tạo ra văn hóa quản trị chuyên nghiệp hơn ở Huarong và các công ty tương tự, nguồn tin nhận định.

Các đơn vị có thẩm quyền đồng thời cũng đã thảo luận khả năng đưa thêm các nhà đầu tư bên ngoài vào để giảm cổ phần chi phối của bộ tài chính. Hiện tại, các nhà điều hành vẫn đang đợi hướng dẫn và định hướng của cơ quan quản lý cấp cao liên quan đến đề xuất trên và giải quyết các vướng mắc liên quan đến nợ xấu của Huarong.

Bloomberg nhận định chưa rõ những tác động của thay đổi nói trên đối với thái độ hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh dành cho Huarong và các công ty tương tự trong giai đoạn căng thẳng. 

Nỗi sợ hãi về việc Huarong có thể phá sản đang khiến nhiều người nắm giữ trái phiếu lo lắng từ cuối tháng 3 năm nay khi công ty này trễ hạn báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh thường niên. 

Bất kỳ động thái nào gây thiệt hại cho các chủ nợ của Huarong sẽ đánh dấu động thái lớn - và tiềm ẩn nhiều rủi ro - trong chiến dịch của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm giảm thiểu rủi ro đạo đức trên thị trường tín dụng lớn thứ hai thế giới. 

Với gần 1,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 251 tỷ USD) nợ phải trả và mạng lưới kết nối rộng lớn với các tổ chức tài chính khác, Huarong là một trong những công ty quan trọng nhất của Trung Quốc, bên cạnh các ngân hàng quốc doanh.

Mặc dù Huarong vẫn đang trả các khoản nợ đến hạn đúng hạn, các nghĩa vụ dài hạn của công ty đang được giao dịch dưới áp lực lớn. Trái phiếu vĩnh viễn 4,5% của công ty đang định giá ở mức 60 cents trên một USD, theo dữ liệu của Bloomberg. Ở thị trường nước ngoài, trái phiếu đến hạn của công ty với mức lại suất 3,7% giao dịch với mức thấp kỷ lục 69,9 nhân dân tệ hồi đầu tuần này.

Tiết lộ một kịch bản cho công ty 'thảm hoạ nợ xấu' của ngành tài chính Trung Quốc - Ảnh 2.

(Nguồn: Bloomberg, Việt hoá: Thái Sơn)

Về phần mình, cả Huarong và bộ tài chính đều từ chối đưa ra bình luận. Trước đó, Huarong nói rằng tình trạng thanh khoản của mình "tốt" và hiện chưa có sự thay đổi trong mức hỗ trợ từ chính phủ.

Tháng trước, nguồn tin thân cận nói với Bloomberg rằng Huarong đã đạt thoả thuận cấp vốn với các ngân hàng quốc doanh để đảm bảo có thể trả nợ tới tối thiểu tháng 8, thời điểm mà công ty này sẽ phải hoàn thành báo cáo tài chính năm 2020.

Bên cạnh đó, Huarong cũng đã dự thảo tờ trình loại bỏ một số mảng kinh doanh không có lợi nhuận và phi cốt lõi trong khi tránh nguy cơ phải thực hiện cơ cấu nợ. Dù vậy, kế hoạch này sẽ cần xin phê chuẩn từ các nhà hoạch định chính sách cấp cao.

Cơ quan chức năng Trung Quốc giữ im lặng về số phận của Huarong trên truyền thông đại chúng trong lúc tìm cách giải quyết vấn đề nợ.

China Investment Corp, quỹ nhà nước trị giá 1 nghìn tỷ USD, đã từ chối một đề xuất trong đó nói rằng sẽ nhận lại cổ phần của bộ tài chính trong Huarong. Lý do mà công ty này đưa ra là không có đủ khả năng cũng như nguồn lực để giải quyết các vấn đề bên trong Huarong. Bộ tài chính, cơ quan nắm giữ 57% cổ phần Huarong thay mặt chính phủ, chưa khẳng định song cũng không phủ nhận khả năng tái cấp vốn.

Câu chuyện của Huarong được xem là một cơ hội để Trung Quốc nhìn lại cách xử lý các công ty quản lý nợ xấu.

Chính phủ thành lập Huarong, China Cinda Asset Management Co., China Great Wall Asset Management Co. và China Orient Asset Management Co. trong cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng vào cuối những năm 1990. Những công ty này được dùng để xử lý 1,4 nghìn tỷ nhân dân tệ nợ xấu từ các ngân hàng quốc doanh.

Sau khi hoàn thành sứ mệnh 10 năm xử lý nợ xấu, các công ty nêu trên mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngân hàng tài chính, tín thác hay bất động sản. Chúng vay nhiều tỷ USD từ các ngân hàng và huy động vốn thông qua trái phiếu. 

Huarong là một trong những công ty hoạt động tích cực nhất dưới thời cựu Chủ tịch Lai Xiaomin. Ông bị kết án từ hình hồi tháng 1 vì tham nhũng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nam Khánh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.