Tại sao Nguyễn Xuân Sơn không phải là đại diện vốn của PVN mà vẫn tham gia HĐQT?
Ông Nguyễn Xuân Sơn cho rằng mình không phải là đại diện phần góp vốn của PVN (Ảnh: DB) |
Trong quá trình xét xử vụ án Hà Văn Thắm, khi đề cập đến trách nhiệm của ông Nguyễn Xuân Sơn trong thiệt hại của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đại diện PVN đã liên tục khẳng định trong thời gian PVN cử ông Nguyễn Xuân Sơn sang OceanBank với trách nhiệm là đại diện phần vốn góp của PVN.
Vị đại diện này cũng khẳng định mặc dù không có quyết định của Tập đoàn nhưng theo công văn từ PVN gửi đến OceanBank, ông Sơn chính là người đại diện. Công văn này có giá trị tương đương với quyết định.
Phiên toà ngày 5/9, nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm khẳng định ông Sơn chưa từng chính thức đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank, do theo quy định thì khi giữ chức vụ Tổng giám đốc của Ngân hàng thì không được giữ chức vụ tại cơ quan khác. Người đại diện phần vốn góp chỉ có quyền tham gia Hội đồng quản trị (HĐQT) chứ không được trực tiếp điều hành.
Hà Văn Thắm khẳng định Nguyễn Xuân Sơn chưa ngày nào làm đại diện góp vốn của OceanBank |
Chiều ngày 6/9, Hà Văn Thắm cho biết thêm, nguyên nhân ông Nguyễn Xuân Sơn không đại diện cho phần vốn của PVN nhưng vẫn tham gia HĐQT là do ông Sơn là người đại diện cho phần vốn góp của chính ông Thắm (khoảng 62,9% vồn cổ phần). Do vậy nếu ông Sơn có thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì người thiệt hại là Hà Văn Thắm chứ không phải là PVN.
Khi được hỏi rằng, bị cáo thực chất sở hữu bao nhiêu cổ phần OJB, Hà Văn Thắm cho biết, khối lượng cổ phần mà Thắm sở hữu tại OceanBank thực tế lớn hơn con số 62,97%. 62,97% chỉ là khối lượng thống kê được với đủ chứng từ để chứng minh là thuộc sở hữu của Thắm. "Trên thực tế còn một số cổ đông nhỏ được bị cáo cho vay tiền để sở hữu cổ phần OceanBank phần này khoảng 10% nữa, nên thực tế, bị cáo sở hữu khoảng 73%, 74% OceanBank" - Hà Văn Thắm nói.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Sơn cũng đã nhiều lần phủ nhận thông tin mình là người đại diện cho phần vốn góp của PVN. Ông cho biết mặc dù có công văn nhưng PVN chưa có quyết định chính thức. Trong đơn vị Nhà nước việc có quyết định bổ nhiệm rất quan trọng, nhiều khi có quyết định nhưng chưa công bố chính thức thì cũng coi như chưa nhận chức, ông Sơn cho hay.
Ông Nguyễn Xuân Sơn ban đầu là Trưởng ban trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt riêng cho ngành dầu khí. Sau đó, việc thành lập ngân hàng này lại không được phép, Thủ tướng đã chấp thuận cho Tập đoàn góp vốn vào Ngân hàng Đại dương (OceanBank) với tỷ lệ vốn góp là 20% vốn cổ phần. Lần đầu vào năm 2008, khi OceanBank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đên 2.000 tỷ đồng, Thủ tướng đã cho phép PVN góp 400 tỷ đồng. Lần hai, OceanBank tăng vốn từ 2.000 tỷ lên 3.500 tỷ đồng, PVN góp vốn thêm 300 tỷ đồng. Lần ba, OceanBank tăng vốn từ 3.500 tỷ lên 4.000 tỷ đồng, PVN góp vốn thêm 100 tỷ đồng. Về người đại diện phần vốn góp của PVN, đại diện tập đoàn cho biết có 3 giai đoạn Từ 3/11/2008- 3/12/2010: Ông Nguyễn Ngọc Sự; Từ 6/12/2010 - 8/4/2011: Ông Nguyễn Xuân Sơn; Từ 4/ 2011 - 27/3/2014: Bà Nguyễn Thị Thanh Hương. |
PVN và bài toán khai thác tài nguyên Tìm kiếm thăm dò các mỏ dầu khí để gia tăng trữ lượng dầu khí và duy trì hoạt động khai thác dầu khí là ... |
PVN từng được đối tác Singapore ngỏ ý mua 20% cổ phần của OceanBank Theo nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm, trong thời gian quy định giảm tỷ lệ sở hữu của PVN tại OcenBank từ 20% xuống ... |
Mở rộng điều tra vụ Hà Văn Thắm, khởi tố hàng loạt cựu lãnh đạo cấp cao của PVN Liên quan đến vụ án Hà Văn Thắm đang xét xử, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an điều tra mở rộng ... |