Tài nguyên cát đang cạn kiệt, trở thành thị trường chợ đen hấp dẫn
Bộ Xây dựng, Tài chính nói gì về chính sách bù giá cát tăng cao để gỡ vướng cho nhà thầu công trình công? | |
Gỡ vướng cho nhà thầu khi giá cát biến động |
Thống kê cho thấy, chúng ta tiêu thụ 50 tỷ tấn cát mỗi năm trên toàn thế giới – gấp đôi lượng cát các dòng sông tạo ra trong cùng giai đoạn.
Nhà báo Vince Beiser, tác giả cuốn sách “Cát là nguyên liệu thiết yếu giúp cuộc sống hiện đại thành hiện thực. Và chúng ta đang bắt đầu sử dụng cạn kiệt nó”, nói với Business Insider rằng lý do chính của tình trạng trên là số lượng và quy mô các thành phố đang bùng nổ, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters. |
Nhu cầu cốt liệu thô dùng trong xây dựng sẽ tăng 5,2% lên 51,7 tỷ tấn vào năm 2019, theo Freedonia Group. Một số chuyên gia ước tính tỷ trọng của cát trong ngành kinh doanh cốt liệu thô xây dựng đã cán mốc 70 tỷ USD doanh số hàng năm.
Lên đến 90% các bãi biển trên thế giới đã thu hẹp trung bình 40 mét từ năm 2008. Nhiều bãi biển “hấp hối” được bổ sung cát lấy từ những nơi khác. 70% số bãi biển tại Nam California có thể hoàn toàn bị xóa sổ vào năm 2100.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã tiêu thụ lượng cát nhiều hơn lượng cát Mỹ sử dụng trong suốt thế kỷ 20. Tại Ấn Độ, cát trở thành một loại hàng hóa hấp dẫn đến mức trở thành mục tiêu của tội phạm có tổ chức. Các băng đảng này khai thác và bán cát trái phép trên thị trường chợ đen. “Mafia Cát”, tổ chức tội phạm lớn nhất Ấn Độ, thu hút 75 nghìn người tham gia khai thác cát trái phép trên các con sông. Các thợ lặn làm việc 12 giờ/ngày, lặn đến 200 lần nhưng chỉ kiếm được khoảng 15 USD cho mỗi tàu cát đầy.
Khai thác cát trên sông Ken tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nguồn: Arun Sharma/Hindustan Times. |
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc từng đề xuất đánh thuế và định giá hợp lý hơn đối với hoạt động khai thác cát. Chương trình này cũng đề nghị đưa ra các quy định quản lý tại tất cả quốc gia, cũng như các vùng nước quốc tế.
“Chúng ta sắp trở thành hành tinh của ít nhất 9 tỷ người trong 20 năm tới. Hầu hết trong số đó sẽ muốn sử dụng các nguồn tài nguyên như cách chúng ta đã làm ở phương Tây, và theo quy luật tự nhiên, điều đó là không thể”, ông Beiser cho biết.
Xem thêm |