|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Suất ăn Hàng không Nội Bài hưởng lợi gì khi nhà máy mới đi vào hoạt động?

13:53 | 23/05/2018
Chia sẻ
Nhà máy dự kiến triển khai qua 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào đầu tháng 6/2018, đây sẽ là động lực giúp doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ so với các năm trước. 
suat an hang khong noi bai huong loi gi khi nha may moi di vao hoat dong Quý IV/2017, Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) báo lãi ròng tăng trưởng 65%

Thị phần cung cấp suất ăn hàng không còn nhiều dư địa phát triển

Ngành hàng không vẫn còn là một ngành kinh doanh độc quyền và thường bị chi phối bởi những doanh nghiệp Nhà nước. Vì thế, thị phần của các dịch vụ hàng không thường gắn liền với những doanh nghiệp này, chỉ có một số ít các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào ngành cùng chia sẻ mức thị phần nhỏ còn lại.

Hiện tại, có 2 doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực cung ứng suất ăn tại Cảng Nội Bài, bao gồm: Công ty Cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài (Mã: NCS), và CTCP dịch vụ Suất ăn Hàng không Việt Nam (VINACS). Trong đó, NCS vẫn đang duy trì vị thế dẫn đầu tại Cảng Nội Bài với thị phần vượt trội trên 90%.

Ngoài ra, công ty còn cung ứng suất ăn cho 26 hãng hàng không “tiêu chuẩn 5 sao” như All Nippon Airways, Asiana Airlines, Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Japan Airlines. Trong khi đó, VINACS chỉ vừa gia nhập ngành cung ứng suất ăn vào tháng 3/2017 nên thị phần doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế, chỉ chiếm khoảng 10% tồng nguồn cung tại Nội Bài.

suat an hang khong noi bai huong loi gi khi nha may moi di vao hoat dong

Giai đoạn tới, chiến lược phát triển của công ty vẫn sẽ tập trung vào dịch vụ cung ứng suất ăn – mảng kinh doanh cốt lõi. Mảng kinh doanh này được đánh giá vẫn sẽ tiếp tục khởi sắc nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ du khách ngành hàng không với dự báo tốc độ tăng bình quân 9% giai đoạn 2017-2020 và hơn 10% giai đoạn 2020-2030.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường hàng không có nhu cầu được cung cấp 120.000 suất ăn/ngày. Trong khi đó, tổng nguồn cung của các doanh nghiệp cung ứng suất ăn hàng không chỉ mới đạt khoảng 80.000 suất/ngày, tương ứng gần 67% nhu cầu thị trường. Điều này cho thấy, lĩnh vực cung cấp suất ăn còn nhiều dư địa phát triển và là cơ hội lớn để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực kinh doanh.

Biên lợi nhuận gộp có thể tăng lên 17-19% trong vài năm kế tiếp nhờ nhà máy mới công suất lớn

Hiện tại, nhà máy của NCS đã hoạt động tối đa mức công suất cao điểm, không thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng trong tương lai. Do đó ban lãnh đạo công ty đã thông qua quyết định xây dựng cơ sở chế biến suất ăn mới với tổng vốn đầu tư 685 tỷ đồng.

suat an hang khong noi bai huong loi gi khi nha may moi di vao hoat dong

Nhà máy dự kiến triển khai qua 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào đầu tháng 6/2018, đây sẽ là động lực giúp doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ so với các năm trước. Tuy nhiên, do vốn đầu tư của nhà máy mới khá lớn (tương đương với tổng tài sản hiện tại của NCS), và nhà máy chỉ vừa đi vào hoạt động khiến chi phí khấu hao và chi phí quản lý tăng lên, làm giảm lợi nhuận của công ty trong năm 2018. Giai đoạn 2 dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2025 nâng tổng công suất lên đến 45.000 suất/ngày.

Bên cạnh đó, NCS đã huy động đủ nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án, trong đó nợ vay trên vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ 70/30. Về phía VINACS, công suất thiết kế nhà máy hiện hữu cung cấp được 15.000 suất ăn/ngày tại Cảng Nội Bài. Theo số liệu từ VINACS, trong năm đầu đi vào hoạt động (từ 3/2017) công ty chỉ mới cung cấp được 900.000 suất ăn cho 8 hãng hàng không ở cả hai Cảng hàng không Nội Bài và Cam Ranh, lợi nhuận sau thuế của VINACS đang ghi nhận khoản lỗ do doanh thu không đủ bù đắp chi phí hoạt động.

Theo VDSC, việc nhà máy mới của NCS đi vào hoạt động sẽ giúp tăng trưởng sản lượng suất ăn cho NCS. NCS sẽ cung cấp khoảng 24.800 suất ăn/ngày, tăng trưởng 16% cùng kỳ. Từ 2019, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình qua các năm dự phóng vào khoảng 8%/năm, giảm nhẹ so với tốc độ phát triển hành khách ngành hàng không do sự quan ngại về đối thủ mới gia nhập ngành.

Dự kiến nhà máy mới sẽ hoạt động tối đa công suất vào năm 2022. Đồng thời, giá bán suất ăn dự kiến sụt giảm 6% để cạnh tranh với VINACS và thích ứng với sự thay đổi chính sách suất ăn mới từ công ty mẹ Vietnam Airlines.

suat an hang khong noi bai huong loi gi khi nha may moi di vao hoat dong

Biên lợi nhuận gộp được dự phóng giảm nhẹ trong năm 2018, chỉ còn 16% so với 2017 do ảnh hưởng chi phí di dời nhà xưởng, chi phí khấu hao từ nhà máy mới. Trong các năm tới, biên lợi nhuận gộp tăng lên 17-19% nhờ vào lợi thế kinh tế theo quy mô với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần dự phóng cao hơn mức tăng giá vốn qua các năm.

Theo số liệu từ báo cáo quý 1/2018, mảng suất ăn ghi nhận mức tăng trưởng khá tích cực, doanh thu thuần tăng 12% so với cùng kỳ nhờ vào sự tăng trưởng sản lượng suất ăn. Biên lợi nhuận gộp đạt mức 16%.

Bên cạnh đó, NCS đã huy động đủ nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án, trong đó nợ vay trên vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ 70/30. Về phía VINACS, công suất thiết kế nhà máy hiện hữu cung cấp được 15.000 suất ăn/ngày tại Cảng Nội Bài. Theo số liệu từ VINACS, trong năm đầu đi vào hoạt động (từ 3/2017) công ty chỉ mới cung cấp được 900.000 suất ăn cho 8 hãng hàng không ở cả hai Cảng hàng không Nội Bài và Cam Ranh, lợi nhuận sau thuế của VINACS đang ghi nhận khoản lỗ do doanh thu không đủ bù đắp chi phí hoạt động.

Từ năm 2019, EPS có thể lên tới 7.000 đồng

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế (LNST) của NCS có tốc độ tăng trưởng bình quân khá ấn tượng, đạt mức 13%/năm và 27%/năm giai đoạn 2013-2017. LNST luôn có mức tăng trưởng cao hơn doanh thu nhờ vào việc kiểm soát tốt chi phí giá vốn và chi phí hoạt động. Vòng quay hàng tồn kho của NCS cũng khá cao và có xu hướng tăng qua các năm.

Khách hàng của NCS đều là các hãng hàng không lớn trên thị trường, nên rủi ro thu hồi công nợ của công ty khá thấp. Nhìn chung, Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty liên tục tăng trưởng giai đoạn 2013-2015 nhờ vào biên lợi nhuận ròng và vòng quay tổng tài sản luôn duy trì ở mức cao. Đây là tín hiệu khá tích cực cho thấy khả năng sinh lời tốt từ hoạt động kinh doanh khi công ty vừa tăng quy mô doanh thu thuần, vừa kiểm soát tốt chi phí và sử dụng hợp lý cơ cấu tổng tài sản để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn.

VDSC dự phóng mảng cung cấp dịch vụ tăng trưởng 11% năm 2018 với biên lợi nhuận gộp ở mức 32%. Trong giai đoạn tới, mảng cung cấp dịch vụ được dự phóng tích cực hơn nhờ vào sự tăng trưởng số lượng chuyến bay và tăng trưởng đội bay từ các hãng hàng không, biên LNG duy trì ở mức 36%. Quý 1/2018, doanh thu tăng trưởng nhẹ 2% nhưng LNG giảm 62% so với cùng kỳ do biên LNG giảm mạnh từ 58% xuống 22%. Vì mảng dịch vụ vẫn luôn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định với đóng góp đáng kể vào tổng LNG của công ty.

Cho 2018, VDSC dự phóng doanh thu tăng trưởng 10%, đạt 679 tỷ đồng. Mặt khác, do ảnh hưởng của việc tăng chi phí khi vận hành nhà máy mới, giá vốn hàng bán ước tính tăng 13%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4,7% khiến cho LNST 2018 giảm 14% còn 71 tỷ đồng.

Dựa trên dự phóng sản lượng suất ăn năm 2018 của NCS tăng trưởng 16%, với mức giá bán giảm nhẹ 7% do ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách suất ăn từ công ty mẹ Vietnam Airlines, doanh thu thuần của NCS đạt 679 tỷ đồng và lãi cơ bản trên một cổ phần (EPS 2018) ước đạt 3.585 đồng.

Từ 2019 trở đi, nhờ việc nắm bắt cơ hội tăng trưởng của ngành, EPS được dự phóng vào khoảng 4.300 – 7.000 đồng, tương đương với khả năng chi trả cổ tức tiền mặt từ 3.500 – 5.000 đồng.

Nhật Huyền