|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sự yếu thế của các đồng nội tệ tác động những cường quốc xuất khẩu đường, cà phê ra sao?

21:06 | 01/09/2018
Chia sẻ
Tính đến nửa cuối tháng 8, giá đường và cà phê giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhiều nhà giao dịch bỏ chạy khỏi thị trường hàng hóa để tìm đến các tài sản an toàn hơn, Wall Street Journal (WSJ) cho biết.
 

Giá đường kỳ hạn tháng 10 giảm 1,2% xuống 10,18 cent/puond tại sàn Giao dịch hàng hóa tương lai của Mỹ (ICE), đây được xem là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2008.

Giá cà phê trong tháng 9 giảm 0,5% còn 1,012 USD/pound, mức thấp nhất kể từ năm 2006. Giá các mặt hàng khác như bông, nước cam cũng giảm trong tuần giữa tháng 8.

su yeu the cua cac dong noi te tac dong nhung cuong quoc xuat khau duong ca phe ra sao

WSJ nhắc đến một xu hướng trong thị trường tiền tệ mới nổi và mối quan tâm đến sức khỏe kinh tế toàn cầu leo thang trước việc bán các tài nguyên từ dầu mỏ đến đồng. Nhiều nông sản được trồng ở những quốc gia có đồng tiền yếu. Các hàng hóa này cũng đang đối mặt với việc cung vượt quá kỷ lục.

Đường là ví dụ gần đây nhất, các thương nhân cho biết. Giá đường đã giảm hơn 30% trong năm nay, khiến nó trở thành mặt hàng kém hiệu quả nhất trong năm 2018.

Mike Seery - Chủ tịch công ty tư vấn Seery Futures cho biết: “Nhu cầu yếu, thừa cung, những vụ mùa kỷ lục trên toàn thế giới. Hiện không có gì tích cực, ngoại trừ việc đường đang trở nên rất rẻ".

Nhiều nhà đầu tư trong đã phải bỏ cược về giá cây trồng cao hơn, các nhà phân tích cho biết, thay vào đó, họ chuyển tiền vào những tài sản ít rủi ro như cổ phiếu Mỹ, trái phiếu Chính phủ và đồng USD. Chỉ số đô la WSJ, theo dõi đồng USD so với rổ tiền tệ, đã tăng 2% so với tháng trước. Một đồng tiền mạnh hơn có xu hướng làm cho các mặt hàng bằng USD ít hấp dẫn hơn đối với nhà giao dịch.

Một loạt đồng tiền toàn cầu, dẫn đầu là đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, suy yếu so với USD trong thời gian gần đây. Đáng chú ý nhất đối với các nhà giao dịch hàng hóa nông nghiệp là đồng nội tệ của Brazil đã suy yếu hơn đồng bạc xanh và giảm hơn 15% trong năm.

Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê, đường lớn nhất thế giới, đồng nghĩa với việc đồng tiền yếu hơn làm cho các mặt hàng này cạnh tranh hơn với xuất khẩu và giúp bảo vệ các nhà sản xuất khỏi giá thấp trên toàn cầu. Những đơn vị tiền tệ đối với các thị trường mới nổi khác, nơi có nhiều mặt hàng nông sản chủ đạo của thế giới như Ấn Độ, cũng đã giảm.

Nicholas Gentile, một đối tác quản lý của Công ty NickJen Capital Management & Consultants, cho biết: “Tất cả loại tiền tệ của thị trường mới nổi này đều bị ảnh hưởng nặng nề, vì vậy họ có thể định giá cà phê và vẫn kiếm tiền. Điều đó giúp những nhà đầu tư sợ hãi không còn đánh cược vào việc giá cả leo thang".

Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai cho biết rằng các quỹ phòng hộ trong giữa tháng 8 đã đặt cược vào việc giá đường tăng và giá cà phê sẽ giảm.

Trong khi đó, nguồn cung toàn cầu của cả hai mặt hàng này đều đang tăng. Nông dân Brazil đang thu hoạch và dự kiến sẽ là một vụ mùa cà phê kỷ lục. Các nhà sản xuất ở Ấn Độ có kế hoạch trồng và xuất khẩu nhiều đường hơn.

Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) ước tính lượng đường dư thừa kỷ lục trong năm nay. Các nhà phân tích cho hay, nhu cầu nhẹ đối với các chất làm ngọt, một phần do hậu quả của những lo ngại về sức khỏe của chế độ ăn có đường ngày càng tăng, có thể khiến cung vượt cầu.


Phương Nam