|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn đang chậm lại?

07:02 | 25/04/2021
Chia sẻ
Tốc độ phục hồi kinh tế ở các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đang có những dấu hiệu chậm lại.

Theo CNN, với những dữ liệu tích cực, các nhà đầu tư đang bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh phục hồi của kinh tế toàn cầu. Các nhà phân tích của ngân hàng Mỹ Goldman Sachs (GS) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại sau giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay. 

Trong khi đó, làn sóng COVID-19 đang bùng phát mạnh trở lại ở các nền kinh tế quan trọng khác như Ấn Độ, buộc các giới chức địa phương phải ban hành các biện pháp phong toả mới. Đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, các số liệu gần đây cho thấy sự phục hồi dường như đang chậm lại.

Sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn đang chậm lại? - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ được dự báo sẽ chậm lại trong hai tháng tới. (Ảnh: Business Standard).

Goldman Sachs nhận định rằng sự phát triển của Mỹ "đang đạt đỉnh". Các nhà kinh tế của tổ chức dự đoán nền kinh tế của đất nước sẽ tăng trưởng với tốc độ 10,5% trong quý này, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1978 (nếu không tính quý thứ ba bất thường của năm 2020, thời điểm các hoạt động kinh tế Mỹ bùng nổ sau thời gian tê liệt vì đại dịch).

Tiếp đó, nhóm nghiên cứu của Goldman Sachs kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ "chậm lại một cách khiêm tốn" trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 và giảm liên tục trong vài quý tiếp theo.

"Mặc dù các nhà kinh tế của chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao hơn xu hướng và trên mức dự báo trong vài quý tới, nhưng họ tin rằng tốc độ tăng trưởng sẽ đạt đỉnh trong vòng 1 - 2 tháng tới khi tác động từ các gói kích cầu bằng chính sách tài khoá và mở cửa kinh tế đạt mức tối đa và sau đó bắt đầu suy giảm.", các chiến lược gia đánh giá.

Trong khi đó, sự phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế có thể bị trì hoãn bởi Ấn Độ, một trong những nền kính tế lớn của thế giới đang hứng chịu sự tàn phá nghiêm trọng của làn sóng dịch COVID-19 thứ hai. 

Ngày 21/4, nước này đã báo cáo 295.041 ca nhiễm mới và 2.023 trường hợp tử vong vì COVID-19 chỉ trong vòng 24 giờ, đây là những con số cao kỉ lục kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, theo thống kê của CNN từ Bộ Y tế Ấn Độ.

Trong khi đó, Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi các bang rằng "biện pháp phong toả sẽ là phương án được sử dụng cuối cùng", một số lãnh đạo địa phương cảm thấy họ không còn lựa chọn nào khác. Thủ đô New Delhi đang bị phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài trong một tuần do các bệnh viện của họ đang rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng.

Sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn đang chậm lại? - Ảnh 2.

Ấn Độ đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng do làn sóng dịch COVID-19 thứ hai bùng phát. (Ảnh: Aljazeera).

Trong một báo cáo nghiên cứu gần đây, JPMorgan cho biết tình hình hiện tại sẽ gây thêm áp lực đối với sự phục hồi còn chưa hoàn thiện của Ấn Độ. Ngân hàng đã hạ ước tính tăng trưởng cả năm của Ấn Độ từ 13,2% xuống còn 11,2%.

Trung Quốc, một động lực quan trọng khác của nền kinh tế, đang phát triển tốt hơn nhiều. Nước này vừa công bố mức tăng trưởng hàng quý mạnh nhất được ghi nhận so với cùng kỳ năm trước và cho đến nay Trung Quốc đã kiểm soát được các đợt bùng phát dịch bệnh trở lại. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lo ngại sự phục hồi có thể đang chững lại do tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,6% trong quý đầu tiên so với ba tháng cuối năm 2020.

Nhà kinh tế trưởng Bruce Kasman của JPMorgan cho biết: "GDP thực tế ở Trung Quốc đã giảm tốc trong quý trước mạnh hơn dự kiến so với mức tăng vào cuối năm ngoái.".

Về suy nghĩ của các nhà đầu tư (Investor insight), Goldman Sachs cho rằng cổ phiếu có thể tiếp tục tăng, vì các nhà đầu tư thường đánh giá cao khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại miễn là tăng trưởng vẫn tích cực. Nhưng ngân hàng cho rằng có thể có một số áp lực trong ngắn hạn khi ảnh hưởng của sự suy giảm tiềm năng của Mỹ.

Như Ngọc

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.