|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sử dụng Nhân dân tệ tại 7 tỉnh biên giới: Tránh thiệt đơn, thiệt kép

16:04 | 15/10/2018
Chia sẻ
Việc kiểm soát đặt ra vấn đề rất lớn, bởi sử dụng công cụ chính sách mới, nếu không cẩn thận, có thể đẩy thêm rủi ro về phía Việt Nam.
su dung nhan dan te tai 7 tinh bien gioi tranh thiet don thiet kep Nhân dân tệ trở thành một trong những đồng tiền yếu nhất của Châu Á
su dung nhan dan te tai 7 tinh bien gioi tranh thiet don thiet kep IMF không quan ngại về khả năng Trung Quốc phá giá nội tệ
su dung nhan dan te tai 7 tinh bien gioi tranh thiet don thiet kep

Thông tư 19 cho phép dùng đồng Nhân dân tệ tại bảy tỉnh biên giới giáp Trung Quốc sau ngày 12.10.2018, khiến dư luận quan ngại sâu sắc đến việc dùng tiền Trung Quốc tại các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là khi Việt Nam chưa có chế tài cho việc sử dụng đồng Nhân dân tệ ngoài khu vực biên mậu.

“Thiệt đơn, thiệt kép”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, Việt Nam sẽ “thiệt đơn, thiệt kép” từ việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ tại bảy tỉnh biên giới giáp Trung Quốc. Bà quan ngại “Thông tư 19 có thể bị lạm dụng để mở rộng phạm vi sử dụng đồng Nhân dân tệ tại Việt Nam”.

Theo bà lan, hiện Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam, quốc gia suất siêu đứng thứ 5 sang thị trường Mỹ, một mặt để tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc bị cản trở vào Mỹ, nhưng mặt khác cũng khiến Mỹ chú ý nhiều hơn, thậm chí áp thuế chống lẩn tránh bán phá giá lên hàng hóa của Việt Nam.

Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với khoảng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu. Bà Lan cho rằng, thương mại với Trung Quốc luôn là vấn đề phải quan tâm. Đặc biệt, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn tiếp tục leo thang và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến Việt Nam, thậm chí dẫn đến nhập siêu với Trung Quốc có thể sẽ lớn hơn.

su dung nhan dan te tai 7 tinh bien gioi tranh thiet don thiet kep

Những lo ngại của bà Lan là có cơ sở. Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc một phần do rơi vào cuộc chiến thương mại với Mỹ, song điều “oái ăm” là khi thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ liên tiếp phá kỷ lục mức thặng dư một tháng và đạt 31 tỷ USD vào tháng Tám.

Nguyên nhân, theo VEPR, có thể do các đối tác đẩy nhanh giao dịch mua bán trước khi các mức thuế mới được Mỹ áp dụng. Nhưng, việc thặng dư thương mại đạt kỷ lục có thể trở thành cái cớ để Tổng thống Trump tiếp tục leo thang cuộc chiến thương mại nhằm tăng sức mặc cả trên những khía cạnh khác.

Vấn đề ở kiểm soát

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Minh Hưng, hôm 28.8.2018 đã ký ban hành Thông tư 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc ban hành Thông tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, cư dân trong hoạt động thương mại ở khu vực giáp biên giới của 7 tỉnh biên giới Việt -Trung, đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất của pháp luật, tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế.

su dung nhan dan te tai 7 tinh bien gioi tranh thiet don thiet kep

Theo quan sát của chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí hiếu, Quy định của Thông tư 19 có tác động hai mặt, tiêu cực và tích cực lên xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Ông nói: “Ảnh hưởng tiêu cực sẽ rất lớn nếu lan tỏa lưu thông tiền tệ ra ngoài khu vực cho phép”.

Ở chiều ngược lại, Thông tư 19 có thể góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Người Việt có thể dùng tiền đồng hoặc tiền nhân dân tệ để thanh toán các giao dịch hàng hóa với Trung Quốc. Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng có thể sử dụng hai đồng tiền, thay vì thanh toán phải đổi ra một đồng tiền khác, như đồng đồng đô la.

Thế nhưng, thương nhân của Trung Quốc bây giờ không chỉ làm ăn ở khu vực biên mậu của Việt Nam, họ còn kinh doanh khắp Việt Nam. Từ góc độ tài chính, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói rằng: “Việc kiểm soát sự lan tỏa sư dụng đồng Nhân dân tệ ra ngoài khu vực vùng biên mậu theo Thông tư 19 là không dễ dàng”.

Lâu nay, Việt Nam nắm được cung tiền là do kiểm soát được tiền đồng. Nếu đồng Nhân dân tệ được sử dụng như một phương tiện thanh toán, cung tiền sẽ bị phình ra do đồng Nhân dân tệ được sử dụng tại Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền trên tiền đồng và quy định chỉ có tiền đồng được lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam. “Chính sách tiền tệ của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng khi cho phép sử dụng đồng Nhân dân tệ tại khu vực biên mậu”, TS Hiếu nói.

Hơn nữa, tại Việt Nam, việc thực thi chính sách rất khác việc ban hành các quy định quy phạm pháp luật. Do đó, với những quy định trong Thông tư 19, theo TS Hiếu nói “chưa thể chắc chắn về sự kiểm soát của phía Việt Nam trong việc đảm bảo việc sử dụng đồng Nhân dân tệ chỉ áp dụng cho vùng biên mậu”.

Đến nay, khi Thông tư 19 đã có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có chế tài cho việc sử dụng đồng Nhân dân tệ tại 7 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc. TS Hiếu khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ việc sử dụng tiền tại khu vực biên mậu và nên có báo cáo chính xác về hiệu quả, cũng như hậu quả của Thông tư 19.

Xem thêm

Hải Vân