|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Startup công nghệ không còn phát triển 'nóng' tại Mỹ

06:06 | 06/03/2018
Chia sẻ
Trong cơ cấu nền kinh tế Mỹ, các công ty khởi nghiệp công nghệ không còn chiếm tỷ trọng cao so với các lĩnh vực khác.
startup cong nghe khong con phat trien nong tai my Singapore, Trung Quốc đổ tiền vào các startup công nghệ AI
startup cong nghe khong con phat trien nong tai my 'Mỹ nữ startup' mát tay của làng thời trang Việt

Chỉ 29% công ty khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin, phần mềm, phần cứng máy tính tham gia khảo sát có tốc độ tăng trưởng nhanh, theo nghiên cứu mới do Brookings Institute công bố. Hơn 70% công ty còn lại thuộc về các lĩnh vực bán lẻ, xây dựng, dịch vụ của chính phủ...

Báo cáo cho biết startup công nghệ không còn có xu hướng phát triển mạnh tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nghiên cứu này phân tích các công ty trong danh sách Inc. 5.000 - bảng xếp hạng những doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ. Theo Brookings, 5.000 công ty này đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xứ cờ hoa, đóng góp 43% doanh thu, đồng thời cung cấp 35% số việc làm cho người dân trong nước.

Báo cáo còn chỉ ra 90% công ty tăng trưởng nhanh đến từ các thành phố lớn trên một triệu dân. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng và trình độ lao động góp phần đáng kể vào khả năng phát triển của doanh nghiệp. Theo thống kê, phần lớn những nhà khởi nghiệp có độ tuổi từ 35 đến 44.

startup cong nghe khong con phat trien nong tai my
Startup công nghệ không còn phát triển 'nóng' tại Mỹ. Ảnh: Internet.

Theo Ian Hathaway - tác giả tài liệu nghiên cứu, báo cáo này sẽ giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh. Ông cho biết: "Việc phân bố đều các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế áp lực cạnh tranh và cân bằng sự phát triển".

Ông cũng cho rằng trong các ngành gia công thiết bị, kinh doanh dịch vụ bán cho khối công nghệ cao có tiềm năng bùng nổ trong thời gian tới. Theo đó, ông khuyến khích các công ty khởi sự mới thành lập nên đánh vào lĩnh vực cung ứng các dịch vụ này thay vì chọn hướng cạnh tranh trên thị trường công nghệ - lĩnh vực vốn đang có quá nhiều đối thủ lớn.

Trong nhiều năm, nước Mỹ trở thành vùng đất hứa của các startup. Đặc biệt thung lũng Silicon là một trong những nơi khởi nguồn của nhiều thương hiệu khởi nghiệp toàn cầu, trong đó có mạng xã hội Facebook của tỷ phú người Mỹ Mark Zuckerberg.