|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

SSI đạt lãi 294 tỷ đồng trong quý I, gấp rưỡi cùng kỳ

16:00 | 29/04/2017
Chia sẻ
Doanh thu quý I/2017 của SSI đạt 545 tỷ đồng, tăng 32%, trong khi đó chi phí hoạt động giảm 33% làm cho lãi sau thuế tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Chứng khoán Sài Gòn (Mã: SSI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017.

Kết thúc quý I, SSI đạt 545 tỷ đồng doanh thu hoạt động, trong đó doanh thu lớn nhất đến từ lãi của các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt gần 142 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với cùng kỳ năm 2016.

Doanh thu môi giới đạt 115 tỷ đồng, tăng mạnh 43% so với quý I/2016.

Doanh thu đến từ lãi từ các khoản vay và phải thu của SSI tăng hơn 14%, đạt gần 113 tỷ đồng.

Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đạt 96 tỷ đồng, trong đó là các khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm

quy i ssi dat 294 ty dong lai sau thue tang 53 so voi cung ky
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2017 của SSI (Nguồn: Báo cáo tài chính)

Doanh thu các mảng tăng trưởng tốt cùng với chi phí hoạt động giảm 33% làm cho lãi sau thuế quý I đạt 294 tỷ đồng, tăng hơn 53% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo báo cáo tài chính quý I, SSI có khoảng 312 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

Tài sản ngắn hạn của SSI chủ yếu bao gồm các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ( tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm) khoảng 4.944 tỷ đồng và các khoản cho vay khoảng 3.956 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là cho vay ký quỹ.

Cuối kỳ tài sản tài chính sẵn sàng để bán đạt 1.835 tỷ đồng. Tài sản tài chính FVTPL đạt 1.382 tỷ đồng, gồm chủ yếu là cổ phiếu niêm yết, trái phiếu BHS Bond 2016 và một phần nhỏ các cổ phiếu chưa niêm yết.

Nợ phải trả của SSI chủ yếu là nợ ngắn hạn, đạt 5.375 tỷ đồng. Trong đó, vay thấu chi là 1.464 tỷ đồng và vay ngân hàng (lãi suất từ 5% đến 6,8%) khoảng 3.911 tỷ đồng.

Kiều Chinh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.