|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Số tiền thiệt hại 6.126 tỷ đồng tại VNCB ai sẽ bồi thường?

15:00 | 28/01/2018
Chia sẻ
Mặc dù, 3 ngân hàng đã gửi đơn cầu cứu đến Hiệp hội Ngân hàng về khoản tiền thiệt hại 6.126 tỷ đồng tại VNCB nhưng VKS vẫn bảo lưu quan điểm đề nghị thu số tiền trên từ 3 ngân hàng.
so tien thiet hai 6126 ty dong tai vncb ai se tra Đại diện BIDV nêu lý do để không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả 2.550 tỷ đồng cho CB
so tien thiet hai 6126 ty dong tai vncb ai se tra 'Thu hồi 6.126 tỷ đồng từ ba Ngân hàng liên quan để khắc phục hậu quả do lỗi của CB gây ra là một tiền lệ xấu'
so tien thiet hai 6126 ty dong tai vncb ai se tra VNBA: 'Truy thu tiền từ BIDV, Sacombank, TPBank trong vụ Phạm Công Danh là bất hợp lý'

Phiên tòa xét xử ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm đã đi được hơn nửa chặng đường với việc kết thúc phần bào chữa của các luật sư và tự bào chữa của các bị cáo.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề mấu chốt, mâu thuẫn giữa quan điểm của Viện Kiểm sát (VKS) và các luật sư vẫn chưa được giải quyết xử lý triệt để. Trong đó, đáng chú ý là yêu cầu 3 ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank bồi thường số tiền thiệt hại tại VNCB 6.126 tỷ đồng.

so tien thiet hai 6126 ty dong tai vncb ai se tra
ông Phạm Công Danh.

Sacombank, BIDV, TPBank nói 'không' với đề nghị thu hồi 6.126 tỉ đồng

Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh giai đoạn 2 ngày 26/1, đại diện 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV đã nêu quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các ngân hàng của mình.

Cụ thể, theo đại diện Sacombank, thu hồi khoản tiền 6.126 tỷ đồng từ ba Ngân hàng liên quan để khắc phục hậu quả do lỗi của CB gây ra là một tiền lệ xấu, làm đảo lộn mọi trật tự kinh tế, gây hậu quả khôn lường.

Tại thời điểm phát sinh giao dịch (ngày 26/4/2013), tất toán giao dịch (ngày 26/1/2014), hai pháp nhân Ngân hàng thực hiện các giao dịch dân sự, giao dịch được thực hiện và hoàn tất trước khi vụ án xảy ra; sau khi giao dịch tất toán về phía Ngân hàng Đại Tín không có ý kiến gì.

Theo đó, đại diện Sacombank nêu quan điểm rằng giao dịch giữa Sacombank và Ngân hàng Đại Tín phù hợp với thỏa thuận của các bên tại các Hợp đồng tiề ngửi thanh toán không kỳ hạn; Hợp đồng cầm cố, bảo lãnh; Hợp đồng tín dụng; Việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay.

Việc Ngân hàng Đại Tín chuyển tiền thanh toán tại hai Chi nhánh của Sacombank đã được Tổ Giám sát NHNN phê duyệt trên tờ trình. Mặt khác, theo Điều 429 Bộ Luật dân sự thì đến nay đã quá ba năm; do vậy, việc yêu cầu bồi thường đã vượt quá thời hiệu.

Do vậy, việc kiến nghị thu hồi tiền nêu trên không có đầy đủ cơ sở pháp lý sẽ tạo tiền lệ bất lợi, gây khó khăn, cản trở, lớn cho hoạt động của Sacombank (nói riêng) và hệ thống Ngân hàng (nói chung), không đảm bảo quyền và các lợi ích của các TCTD theo quy định của pháp luật, có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng tranh chấp đối với các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại hợp pháp đang được vận hành bình thường, không có vướng mắc và có thể làm xáo trộn môi trường kinh doanh, khách hàng mất niềm tin vào Ngân hàng, có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của Sacombank nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung. Phía Sacombank mong HĐXX xem xét vấn đề này.

Còn theo đại diện BIDV, ý kiến của đại diện VKS và đại diện CB không nêu rõ căn cứ pháp lý để yêu cầu BIDV hoàn trả 2.550 tỷ đồng. Theo đó, BIDV không có nghĩa vụ phải hoàn trả (bị thu hồi) số tiền trên.

Bà Nguyễn Thị Phương, giám đốc Pháp chế BIDV, đại diện ngân hàng khẳng yêu cầu thu hồi số tiền 2.550 tỷ đồng từ BIDV là yêu cầu phi lý, không phù hợp với nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

Về quan hệ Hợp đồng tiền gửi với VNCB, căn cứ Công văn đề nghị tất toán tiền gửi trước hạn của VNCB, BIDV đã thực hiện giải tỏa, tất toán tài khoản tiền gửi và chuyển toàn bộ số tiền 3.142 tỷ đồng (trong đó gốc là 3.070 tỷ và lãi là 72 tỷ đồng) cho VNCB. Như vậy, BIDV đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên nhận gửi tiền của VNCB, đã hoàn trả đầy đủ gốc và lãi các khoản tiền gửi cho VNCB. Do đó, theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, BIDV không thể trả hai lần cho VNCB trên một Hợp đồng tiền gửi. Và CB không có quyền yêu cầu BIDV phải hoàn trả một lần nữa.

Bà Phương khẳng định và nhấn mạnh thêm một lần nữa, BIDV không giao dịch, không quan hệ với cá nhân ông Phạm Công Danh và các bị cáo mà là với Ngân hàng VNCB và 12 pháp nhân công ty. Hay nói cách khác, các chủ thể trong quan hệ tín dụng – bảo đảm tiền vay giữa BIDV, các Công ty vay vốn, và VNCB – là các pháp nhân độc lập, có năng lực pháp luật đầy đủ theo Bộ luật dân sự và Luật Doanh nghiệp, Luật các TCTD để xác lập, giao kết các Hợp đồng và chịu trách nhiệm với đối tác theo thỏa thuận tại các Hợp đồng hợp pháp, thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Trong quan hệ cấp tín dụng tại BIDV, các chủ thể tham gia hoàn toàn bình đẳng, quan hệ đều do người có thẩm quyền của các bên ký kết và thực hiện và đã được các bên chấp nhận trách nhiệm, các quyền và nghĩa vụ, đồng thời thống nhất cách ứng xử tất toán và thanh lý hợp đồng theo quy định pháp luật và không có bất kỳ xung đột, mâu thuẫn gì. Theo đó, BIDV không thể và không phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra bởi các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân là người quản lý, người điều hành VNCB.

Tương tự, đại diện TPBank đã nêu giao dịch gửi tiền giữa TPBank và VNCB được thực hiện đúng và hợp pháp theo quy định về vay và cho vay giữa các ngân hàng; kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước cũng nêu rõ việc VNCB gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác, rồi cầm cố, bảo lãnh cho vay tín dụng là được phép theo quy định pháp luật.

Từ đó, TPBank cho rằng nếu thu hồi tiền để khắc phục hậu quả cho vụ án thì nên thu hồi từ những cá nhân, tổ chức được đề cập trong hồ sơ vụ án, khi xác minh được đường đi của dòng tiền vay mà Phạm Công Danh đã sử dụng.

Hiệp hội Ngân Hàng lên tiếng về kiến nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng của 3 ngân hàng

Ngày 24/1/2018, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có văn bản số 15/HHNN-PLNV về việc: “Phản ánh của 3 ngân hàng thương mại về nội dung liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm” gửi lên các cấp lãnh đạo cao nhất.

Theo VNBA, các tổ chức tín dụng là thành viên hiệp hội nói chung và 3 ngân hàng nêu trên nói riêng đều rất hoang mang, lo ngại về tác động tiêu cực của việc xử lý theo hướng thu hồi số tiền 6.126 tỷ đồng.

Tại Kết luận giám định số 1637/KLGĐ-NHNN ngày 16/3/2017 của Tổ Giám định độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định ba ngân hàng là BIDV, Sacombank, TPbank đã thực hiện việc thu hồi nợ vay của khách hàng đúng quy định và thoả thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký và không có thiệt hại xảy ra tại ba ngân hàng này.

Do đó, việc thực hiện như kiến nghị trên của đại diện VKS sẽ “tạo tiền lệ bất lợi, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của các ngân hàng”.

VNBA cho rằng, theo pháp luật hiện hành thì các ngân hàng cho vay không có trách nhiệm phải tìm hiểu và xác minh nguồn gốc số tiền trên tài khoản thanh toán của bên vay trước khi thu nợ. Trên thực tế, nếu buộc các ngân hàng phải xác minh về nguồn gốc số tiền thu nợ thì sẽ phát sinh nhiều khó khăn, thủ tục hành chính và chi phí cho các ngân hàng cũng như cho khách hàng. Ngoài ra, các ngân hàng không đủ điều kiện, cơ sở để thực hiện việc xác minh này.

Giao dịch phát sinh từ các hợp đồng tín dụng của các ngân hàng với khách hàng là giao dịch hợp pháp thì việc thu nợ từ tài khoản của bên có nghĩa vụ là ngay tình và được pháp luật bảo vệ.

Ngoài ra, việc này có thể dẫn đến hàng loạt giao dịch vay vốn, gửi tiền với giá trị nhiều tỉ đồng có nguy cơ xảy ra tranh chấp; xáo trộn các giao dịch kinh tế, thương mại và gia tăng rủi ro pháp lý không dự liệu cho các tổ chức tín dụng, khách hàng mất niềm tin…

Chính vì những lập luận trên, trong thư hỏa tốc gởi các cơ quan chức năng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị xem xét, cân nhắc và có chỉ đạo xử lý phù hợp.

VKS bảo lưu quan điểm đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng

Mặc dù 3 ngân hàng đã đưa ra quan điểm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước tòa đồng thời gửi đơn cầu cứu Hiệp hội Ngân hàng sau khi VKS đề nghị thu hồi số tiền 6.126 tỉ đồng. Tuy nhiên, tại phiên tòa sáng 27/1, VKS tiếp tục bảo lưu quan điểm theo thu hồi khoản tiền này.

Cụ thể, về quan điểm của các luật sư cho rằng trong số hơn 6.100 tỉ đồng được xác định là thiệt hại của vụ án, bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB) đã đưa 4.500 tỉ đồng vào VNCB để tăng vốn điều lệ, VKS cho rằng cần tính toán để giảm trừ thiệt hại.

Theo đại diện VKS, số tiền 4.500 tỉ đồng được chuyển vào VNCB và đã được hòa vào dòng tiền chung, không tách rời. VNCB đã sử dụng hết số tiền này, vì vậy không có cơ sở để giảm trừ thiệt hại cho các bị cáo.

"Số tiền hơn 6.100 tỉ đồng được xác định là thiệt hại của vụ án, chúng tôi đề nghị phải thu hồi từ 3 ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank để trả lại cho VNCB vì đó là vật chứng vụ án"- Đại diện VKS phát biểu.