Sears sụp đổ và bài học trong thế giới thay đổi nhanh
“Khi còn là một đứa trẻ, bố mẹ mua mọi thứ cho tôi từ Sears. Và khi trưởng thành, tôi cũng mua quần áo từ Sears. Đến lượt con tôi thì tôi vẫn mua đồ cho chúng từ Sears”, ông Ken Bernhardt, Giáo sư dạy bộ môn marketing tại Đại học Georgia (Mỹ), người luôn đưa Sears là bài học điển hình kinh doanh để dạy cho sinh viên, nói về sự ảnh hưởng của Sears đến các gia đình Mỹ như thế nào.
Thực tế, những dấu hiệu về mối quan ngại u ám tương lai của Sears đã diễn ra nhiều năm trước. Ban lãnh đạo Sears đã nỗ lực tái cấu trúc tập đoàn từ bán tài sản, cho đến đóng cửa hàng ngàn cửa hàng bán lẻ, nhưng theo ông Matt McGinley, một chuyên gia đến từ Ngân hàng đầu tư Evercore ISI đã nói với hãng tin Bloomberg rằng: “Tôi không thấy bất kỳ con đường tươi sáng nào để Sears thấy có lợi nhuận trở lại”.
Các vấn đề của nhà bán lẻ hàng đầu nước Mỹ thể hiện rất rõ qua các con số. Doanh thu từ 53 tỉ USD vào năm 2006, mà sau đó 9 năm, đến năm 2015 rớt xuống còn 25,1 tỉ USD, đến năm 2017 lao dốc xuống 16,7 tỉ USD, chỉ bằng một nửa của năm 2014 là 31,2 tỉ USD. Và cứ mỗi năm, Sears thua lỗ 1 tỉ USD. Trong 13 năm qua, Sears đã đóng cửa hơn 2.800 cửa hàng. Tính đến tháng 8/2018, nhà bán lẻ này chỉ còn hơn 860 cửa hàng. Hiện, Sears đang thuê 90 ngàn nhân viên, con số này là rất thấp so với 5 năm trước có đến 246 ngàn.
Sears đã phải đóng cửa sau khi trải qua 3 thế kỷ với 132 năm hoạt động. |
Và Sears dự định tiếp tục đóng cửa 46 cửa hàng vào tháng 11 năm nay, và sẽ đóng tiếp 146 cửa hàng khi năm 2018 kết thúc.
Ông Eddie Lampert, Giám đốc điều hành Sears đã than thở: “Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để cố gắng biến chuyển việc kinh doanh và tìm cách tăng giá trị tài sản. Mặc dù đạt nhiều tiến bộ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt đúng theo kỳ vọng. Và việc xin bảo hộ phá sản là cách để công ty giảm được nợ và chi phí, tìm thấy lợi nhuận và trở thành nhà bán lẻ cạnh tranh hơn”.
Giáo sư Ken Bernhardt cho biết, người tiêu dùng không phải là một thực tể tĩnh, thường thay đổi nhu cầu, mà chỉ có các công ty có khả năng đáp ứng được các xu hướng luôn thay đổi thì mới có khả năng tồn tại và sống sót.
Không phải Sears không biết điều này, nhưng cách làm của Sears mang tính bảo thủ. Trước đó, thay vì thấy trước sự dịch chuyển nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách hàng và tìm cách bám vào xu hướng này để thay đổi thì ban lãnh đạo Sears lại bán đi thương hiệu nổi tiếng Craftsman, với giá gần 1 tỉ USD để trả nợ, và giảm chi phí bằng cách đóng cửa các cửa hàng.
Theo ông Tiffany Hogan, chuyên gia bán lẻ của Hãng nghiên cứu thị trường Kantar, người mua sắm ngày càng đòi hỏi nhiều hơn từ các nhà bán lẻ từ việc mua sắm trực tuyến cho đến của hàng vật lý. Sears đã xây dựng một tên tuổi lớn mạnh từ rất lâu đời tại nước Mỹ, nhưng lại quá chậm trong việc tận dụng thương hiệu của mình để thay đổi theo xu hướng để giữ chân khách hàng.
“Sears đã bắt đầu gặp rắc rối từ thập niên 1980, thời kỳ đỉnh cao, nó ngày càng quá lớn, và trở nên chậm chạp nên đánh mất đi khả năng sáng tạo vốn đã xây dựng lên tên tuổi của Sears. Nói cách khác, Sears trở nên tự mãn và thiếu đầu tư vào các cửa hàng trong một thời gian dài từ nhân viên, sản phẩm mới và tính sáng tạo, thời điểm mà đại gia Amazon chưa xuất hiện, nhưng bây giờ thì đã quá muộn”, ông Neil Saunders, Giám đốc điều hành Conlumino, một cơ quan nghiên cứu bán lẻ tại New York, nói.
Nhưng điểm quan trọng nhất, theo ông Neil Saunders, quang cảnh ngành bán lẻ đã thay đổi sâu sắc, mà một trong thành tố cơ bản là mọi người thích mua sắm trực tuyến nhiều hơn là tại trung tâm mua sắm, vốn là lãnh địa của của Sears.
Khi không cạnh tranh được với bán hàng trực tuyến thì Sears giờ đây còn đi sau các đối thủ cạnh tranh chính là Walmart và Target với lý do đơn giản độ phủ cửa hàng của Sears thấp hơn các đối thủ này rất nhiều. Walmart và Target đang sở hữu lần lượt 5.000 và 1.800 cửa hàng.
“Điều này có nghĩa là thương hiệu Sears sẽ mờ dần trong tâm trí khách hàng”, ông Ken Bernhardt nói.
Sức ép càng lớn hơn với Sears, các nhà cung cấp yêu cầu Sears trả tiền trước mới giao hàng khi nhìn thấy Sears đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Điều này đặt Sears vào tình thế bất lợi mất đi lợi thế cạnh tranh với nhà bán lẻ khác. Từ năm ngoái, Whirlpool, một nhà cung cấp đồng hành với Sears hơn 1 thế kỷ đã đành chia tay với Sears vì doanh số bán hàng tại đây quá thấp.
Nhiều nhà phân tích tin rằng, họa may chỉ có phép lạ mới vực dậy được Sears, còn ngược lại Sears sẽ bị xóa sổ trong vài năm đến.
Bằng chứng, người ta đã nhìn thấy các nhà bán lẻ nộp đơn xin bảo hộ phá sản với ý định tiếp tục duy trì kinh doanh cuối cùng cũng bị phá sản thật sự. Trong những năm gần đây, các thương hiệu nổi tiếng của nước Mỹ gồm: Toys "R" Us, RadioShack và Sports Authority đã “ra đi” theo đúng con đường này.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/