|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt

08:03 | 02/02/2020
Chia sẻ
Không còn cảnh tranh cướp mua hàng như trước đó, hàng loạt quầy bên trong chợ thuốc Hapulico đều treo biển không bán khẩu trang, nước rửa tay kháng khuẩn.
Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 1.

Ngày 31/1, hàng trăm người đổ xô tới chợ thuốc Hapulico, trên đường Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội mua khẩu trang, mặc dù mức giá mặt hàng này đã bị tiểu thương đẩy lên cao hơn so với thông thường, tạo nên cảnh chen lấn, xô đẩy chưa từng có tại đây. Ngay sau đó, đội quản lý thị trường số 1 đã phát hiện và quyết định xử phạt 5 quầy thuốc bán khẩu trang không có bảng niêm yết giá, tăng giá khẩu trang từ 17.000 đồng/hộp lên cao gấp hàng chục lần.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 2.

Ngay sau khi bị kiểm tra và xử phạt, sáng nay, chợ thuốc vẫn hoạt động bình thường, mua bán nhộn nhịp. Đáng chú ý là hàng loạt quầy thuốc tại đây đều đặt biển "không bán khẩu trang, nước rửa tay".

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 3.

Đa phần các tấm biển đều yêu cầu người mua không hỏi về hai mặt hàng đang "hot" nhất trong thời điểm dịch corona diễn biến phức tạp đó là khẩu trang và nước rửa tay kháng khuẩn.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 4.

Chị Thùy Anh và Minh Hằng, trú tại Nguyễn Tuân, Hà Nội cho biết, sau khi hỏi hơn 15 quầy thuốc tại Hapulico để mua khẩu trang nhưng đều nhận cái xua tay, lắc đầu của người bán hàng, hai vị khách đã quyết định tìm mua sản phẩm này ở nơi khác.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 5.

"Họ chẳng nói gì cả, thậm chí tỏ ra hơi khó chịu với khách. Tôi định sang khu cửa hàng vật tư y tế đường Phương Mai để tìm chứ không mua được ở đây", chị Thùy Anh nói.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 6.

Không bán các mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay, cồn y tế... hay là không còn hàng để bán là điều mà nhiều vị khách đến chợ thuốc khá tò mò. "Nhiều quầy thuốc không đề biển thông báo cũng không bán mặt hàng này", chị Lan Hương, trú tại Lê Văn Lương cho hay.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 7.

Cũng theo người này, khi đến mua khẩu trang tại chợ Hapulico sáng 1/2, chị có thấy phía ngoài cổng chợ thuốc, nhiều dân buôn vẫn kháo nhau mua được hàng. "Nhưng tôi vào chợ lại không tìm được nơi nào bán", chị Lan Hương kể lại.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 8.

Chỉ sau một đêm, khu chợ nổi tiếng với đủ sản phẩm, vật tư y tế đã vắng bóng những sản phẩm đang "hot" nhất.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 9.

Trước đó, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra sổ sách nhập hàng của các tiểu thương ở đây, giá nhập của các quầy thuốc tăng nhiều so với thời điểm trước Tết và nhà cung cấp cũng từ chối cung cấp vì không sản xuất kịp. Cộng thêm nhu cầu mua hàng tăng cao của người dân có thể là nguyên nhân khiến chợ thuốc thực sự khan hiếm hàng.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 10.

Với khoảng 100 quầy thuốc, di chuyển thang cuốn, thang máy, xe chở hàng, Hapulico là chợ thuốc lớn nhất Hà Nội với đa dạng các mặt hàng như thuốc, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế. Tại đây luôn sầm uất, đông đúc cảnh mua sắm từ sáng sớm đến tối muộn.

Sau một đêm, chợ thuốc lớn nhất Hà Nội đặt biển 'không bán khẩu trang, miễn hỏi' đồng loạt - Ảnh 11.

Khi trong chợ đang đề biển "không bán", thì ngoài cổng chợ, đã có người mời chào mua khẩu trang lẻ từng chiếc, với mức giá nhỉnh hơn thông thường 5.000 đồng/chiếc.

Hoàng Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.