|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sau khi đạt mức vốn hóa 1.500 tỉ USD, giá trị của Apple đã cao hơn ngành dầu khí toàn cầu

20:51 | 21/06/2020
Chia sẻ
Cuộc khủng hoảng giá dầu khiến giá trị vốn hóa của ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu giảm từ 3.000 tỷ USD xuống dưới 1.500 tỷ USD, thấp hơn định giá của nhà sản xuất điện thoại iPhone.

Vài tháng trước, ngành dầu khí toàn cầu từng có giá trị vốn hóa 3.000 tỉ USD. Nhưng cuộc khủng hoảng giá dầu khiến giá trị toàn ngành lao xuống dưới mức 1.500 tỉ USD

1.500 tỷ USD cũng là giá trị vốn hóa hiện tại của Apple. Bây giờ "Táo khuyết" có thể mua lại ExxonMobil, tập đoàn dầu khí tư nhân hàng đầu thế giới, với khoản tiền mặt 198 tỉ USD tiền mặt.

Hiện nay, tổng giá trị thị trường của nhóm 5 "ông lớn" công nghệ là Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft, đạt xấp xỉ 5.000 tỷ USD. Apple dẫn đầu, với 1,5 nghìn tỷ. Trong khi đó, Facebook là tập đoàn duy nhất có giá trị vốn hóa dưới 1.000 tỷ USD.

Ngành dầu khí từng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho giới đầu tư Phố Wall trong nhiều năm qua. Cổ tức của những doanh nghiệp lớn nhất ngành dầu khí duy trì ở mức 6%/năm. Với giá dầu 60 USD/thùng, giới đầu tư cảm thấy tương lai của họ rất ổn định.

Rồi đại dịch COVID-19, cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia bùng nổ. Hai sự kiện ấy khiến giá dầu lao dốc, lần đầu rơi xuống mức âm và hiện tại đang dao động ở ngưỡng 40 USD/thùng.

Hiện nay giá dầu vẫn thấp hơn nhiều so với mức lãi của các doanh nghiệp tư nhân. Nhiều công ty sa thải lao động hàng loạt và giảm khai thác. Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Royal Dutch Shell giảm cổ tức tới 2/3. Đây là lần đầu tiên trong vòng 80 năm Shell giảm cổ tức.

"Tốc độ và quy mô của những tác động xã hội do dịch COVID-19, sự suy giảm đối với kinh tế vĩ mô và triển vọng giá cả là chưa từng có", Shell nói với các nhà đầu tư. Tập đoàn dự đoán tác động có thể kéo dài đến năm hết 2020.

Sau khi đạt mức vốn hóa 1.500 tỉ USD, giá trị của Apple đã cao hơn ngành dầu khí toàn cầu - Ảnh 1.

Giá trị vốn hóa thị trường của Apple hiện tại đã lớn hơn 1.500 USD. Ảnh: The New York Times

Đại dịch COVID-19 có thể khiến ngành công nghiệp dầu mỏ phải mất nhiều năm để phục hồi. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu thô trên toàn cầu sẽ giảm kỷ lục 9,3 triệu thùng/ngày trong năm nay, do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ.

IEA ước tính nhu cầu trong tháng 4 giảm xuống mức của năm 1995, khi kinh tế toàn cầu ở trạng thái hoàn toàn khác bây giờ.

Trong khi đó, nguồn cung dầu thô dư thừa do cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga đã giáng một đòn mạnh vào thị trường. Hôm 20/4, giá dầu thô tại Mỹ đã lần dầu sụt xuống dưới 0 USD/thùng, trong khi các bể chứa dầu sắp kín chỗ.

Để trấn tĩnh thị trường và tăng giá dầu, nguồn cung cần giảm một lượng cao hơn nhiều so với mức giảm trong thỏa thuận của OPEC và các nước đồng minh. Điều này đồng nghĩa các giếng dầu sẽ phải ngừng hoạt động và nhiều công ty sẽ phá sản.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, nhu cầu dầu thô cũng phải phục hồi trong nửa sau năm 2020.

"Câu hỏi quan trọng nhất là dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát và dập tắt nhanh đến đâu, bởi điều đó quyết định mức độ đi lại của người dân trên toàn cầu. Chẳng ai biết được điều đó", Jim Burkhard, người đứng dầu bộ phận nghiên cứu dầu thô tại IHS Markit nói.

Các nhà phân tích phố Wall dự báo nhu cầu dầu thô sẽ phục hồi hoàn toàn trong 1 hoặc 2 năm, phụ thuộc vào 2 giả định. Một là các chính phủ nhanh chóng nới lỏng quy định cách ly hay giãn cách xã hội. Hai là hoạt động kinh tế phục hồi nhanh chóng. Theo IHS Markit, nếu như vậy, nhu cầu dầu thô có thể trở lại các mức kỷ lục năm 2019 vào năm 2022.

Tuy nhiên, IHS Markit cũng đưa ra một kịch bản trong đó các chính phủ sẽ mất nhiều thời gian hơn để gỡ bỏ các lệnh cách ly, hoặc xảy ra làn sóng bùng phát dịch bệnh thứ hai. Khi đó, nhu cầu dầu thô sẽ không bao giờ phục hồi như trước.

"Nếu xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ hai, kể cả khi mức độ chỉ bằng 25% so với làn sóng đầu tiên, điều này sẽ khiến nhu cầu tiếp tục giảm và thúc đẩy mạnh mẽ hơn những thay đổi trong hành vi của người dùng", Burkhard nhận định.

Cửu Dương