|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Sau 11 năm, VN - Index lại làm tôi chạm đáy nỗi đau

20:05 | 03/06/2018
Chia sẻ
Mất 11 năm để quay trở lại mốc lịch sử, chỉ số VN – Index “bốc hơi” 288 điểm từ đỉnh 1.204,33 điểm ngày 9/4 trong 32 phiên giao dịch. Vốn hóa thị trường đã “bốc hơi” hơn 16 tỷ USD.
sau 11 nam vn index lai lam toi cham day noi dau Thủ tướng: Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam trong top 3 thế giới

VN – Index “lên thang bộ, xuống thang máy”

Đầu tháng 4/2018, chỉ số VN – Index đã tăng trưởng mạnh mẽ và phá vỡ mức kỉ lục 1179,32 điểm vào ngày 12/3/2007. Sau khi thiết lập mức đỉnh cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam 1.204,33 điểm ngày 9/4, chỉ số VN – Index đã quay đầu giảm 24% về ngưỡng thấp nhất 916 điểm ngày 29/5. Đây là đợt điều chỉnh mạnh nhất kể từ năm 2014.

sau 11 nam vn index lai lam toi cham day noi dau
Những đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 5 năm gần đây (HL tổng hợp)

Đáng chú ý, đợt điều chỉnh trong 32 phiên giao dịch đã lấy đi số điểm VN – Index tăng trong 6 tháng kể từ ngưỡng 918,3 điểm ngày 21/11/2017. Cú giảm sốc đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đã chuyển từ tăng mạnh nhất châu Á trong 3 tháng đầu năm 2018 thành giảm mạnh nhất thế giới trong tháng 4. Vốn hóa thị trường đã “bốc hơi” hơn 16 tỷ USD. Chỉ số VN - Index được ví như tình trạng “lên thang bộ, xuống thang máy”.

sau 11 nam vn index lai lam toi cham day noi dau
Diễn biến chỉ số VN - Index kể từ khi thành lập. Nguồn: VnDirect

A. T., một nhà đầu tư thâm niên 15 năm chia sẻ “đợt giảm mạnh của thị trường trong tháng 4 và 5 vừa qua làm tôi nhớ lại thời điểm năm 2007. Thời điểm đó tôi mới tham gia đầu tư, khi thị trường tăng quá nóng, dẫn đến đổ vỡ. Chứng kiến cảnh hàng chục phiên giao dịch cổ phiếu giảm sàn liên tục và không có thanh khoản, nhà đầu tư chán nản, tuyệt vọng. Sau 11 năm, thị trường lại “đổ đèo” mạnh nhất sau khi lên mốc đỉnh lịch sử, tôi lại chạm đáy nỗi đau một lần nữa”.

Nhà đầu tư mua bằng niềm tin, bán trong nước mắt

Thị trường chứng khoán là nơi nhà đầu tư mua bán cổ phiếu với kì vọng vào sự phát triển của doanh nghiệp. Những yếu tố nội tại của doanh nghiệp như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, biên lợi nhuận ổn định hay những thông tin vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá là điểm tựa giúp nhà đầu tư ra quyết định bán hoặc nắm giữ cổ phiếu.

Kể từ khi chạm đáy 235 điểm vào 24/2/2009, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bước vào một con sóng lớn. Kết quả kinh doanh khởi sắc của các doanh nghiệp tạo đà tăng mạnh cho thị trường. Điển hình năm 2017, chỉ số thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu (EPSG) đã tăng 20,5% so với 2016. Quý I/2018, có 576/667 doanh nghiệp báo lãi, trong đó, những đơn vị lãi nghìn tỷ như Vinamilk, Thép Hòa Phát, PV Gas, Gemadept, Vietjet…

Dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố tích cực cho thị trường. Trong năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng khoảng 1,23 tỷ USD, nâng giá trị danh mục lên 32,9 tỷ USD, tăng 90% so với năm 2016. Chỉ riêng quý I/2018, khối ngoại mua ròng trong tổng các phiên giao dịch là 7.200 tỷ đồng, bằng 26% năm 2017.

Tốc độ tăng tưởng kinh tế Việt Nam quý I/2018 đạt 7,38% mức cao nhất trong 10 năm gần đây. Đây là thông tin vĩ mô tích cực và là cơ sở để nhà đầu tư tin tưởng vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong tương lai.

T. Đ., môi giới một công ty chứng khoán chia sẻ “Trên đà hung phấn của thị trường, nhiều nhà đầu tư đã quên rằng nhiều cổ phiếu đã tăng quá “nóng” và tỷ lệ tăng giá cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng của doanh nghiệp. Tình trạng sử dụng đòn bẩy (margin) cao trong hầu hết tài khoản của nhà đầu tư đã dẫn đến khó khăn trong quản trị rủi ro. Khi thị trường điều chỉnh, nhà đầu tư bắt buộc phải bán cổ phiếu, thậm chí xảy ra hiện tượng bán tháo để tránh nộp ký quỹ (call margin)”.

sau 11 nam vn index lai lam toi cham day noi dau
Tăng trưởng EPS và giá cổ phiếu theo các ngành năm 2017

“Tin ra là bán”

Hiệu ứng “tin ra là bán” là hiện tượng thường thấy trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đợt điều chỉnh trong tháng 4 và 5 xảy ra trong giai đoạn hầu hết các doanh nghiệp đã công bố thông tin về kết quả kinh doanh quý I/2018 và tỷ lệ chi trả cổ tức cho năm 2017. Các thông tin đã phản ánh vào giá của cổ phiếu.

Với 15 năm "chứng trường”, A. T. chia sẻ “Sau thời điểm công bố thông tin về kết quả kinh doanh hay đại hội cổ đông, thị trường bước vào giai đoạn thiếu thông tin hỗ trợ nên khả năng điều chỉnh cao. Để quản trị rủi ro tốt, nhà đầu tư không nên sử dụng tỷ lệ ký quỹ cao để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Vì thời điểm này cổ phiếu bị chốt lời mạnh bởi nhà đầu tư ngắn hạn hoặc nhà đầu tư dài hạn đã đạt được lợi nhuận kì vọng".

Xem thêm

Hoàng Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.