|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sản lượng tiêu thụ đi xuống, doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương báo lãi giảm 53% nửa đầu năm

08:38 | 16/07/2021
Chia sẻ
Sản lượng đá tiêu thụ trong nửa đầu năm giảm sút là nguyên nhân chính kết quả kinh doanh của CTCP Đá Núi Nhỏ lao dốc. Tuy nhiên với nền kế hoạch thấp thì công ty vẫn đạt 80% mục tiêu lợi nhuận năm sau 6 tháng.

CTCP Đá Núi Nhỏ (Mã: NNC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần giảm một nửa so với cùng kỳ về 61 tỷ đồng so sản lượng đá tiêu thụ trong quý giảm hơn 54%.

Năm 2021, Đá Núi Nhỏ đặt kế hoạch sản lượng đá khai thác 1 triệu m3, giảm 31,5% so với năm trước; chủ yếu từ mỏ đá Tân Lập, trong khi sản lượng ở mỏ Núi Nhỏ về 0.

Sản lượng tiêu thụ mục tiêu đạt 1,1 triệu m3, giảm 50%; trong đó 341.500 m3 từ mỏ Núi Nhỏ và 800.000 m3 từ mỏ Tân Lập.

Doanh thu mục tiêu đạt 208 tỷ và lợi nhuận 35 tỷ đồng, lần lượt giảm 50% và 75% so với thực hiện năm ngoái.

Hiện công ty sở hữu hai mỏ đá là Núi Nhỏ và Tân Lập. Trong các năm qua, nguồn thu từ mỏ đá Núi Nhỏ thường đóng góp khoảng hơn 2/3 doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời hạn giấy phép khai thác đá xây dựng tại mỏ Núi Nhỏ đã kết túc vào ngày 31/12/2019. 

Thực tế trong hai quý đầu năm 2021, tỷ lệ doanh thu từ mỏ Núi Nhỏ giảm xuống còn 60% tổng doanh thu.

Các chi phí hoạt động được tiết giảm trong kỳ nhưng Đá Núi Nhỏ vẫn báo lãi sau thuế giảm 61% còn 15 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 119 tỷ và 28 tỷ, tương ứng giảm 46% và 53%. Với kết quả này, Đá Núi Nhỏ đã thực hiện được 80% mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm.

Sản lượng tiêu thụ đi xuống, doanh nghiệp khai thác mỏ đá ở Bình Dưong báo lãi giảm 53% nửa đầu năm - Ảnh 1.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Đá Nùi Nhỏ hơn 355 tỷ đồng, giảm khoảng 6% so với ngày đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là khoản đầu tư tài chính (chiếm 29%) và khoản tiền nhàn rỗi (chiếm 26%). Trong kỳ, doanh nghiệp cũng tăng tỷ lệ dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền 86% lên 91 tỷ đồng.

Ở phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu giảm 14 tỷ còn xấp xỉ 271 tỷ đồng do chủ yếu trong kỳ doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức. Doanh nghiệp không sử dụng nợ đi vay.

Mỹ Linh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.