|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

PMI tháng 2: Sản lượng sản xuất giảm nhanh nhất trong hơn 6 năm qua do ảnh hưởng bởi dịch virus corona

07:57 | 02/03/2020
Chia sẻ
Dịch Virus corona đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 2. Sản lượng giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 6,5 năm qua, số lượng đơn đặt hàng mới giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2015 và số lượng nhân cũng giảm.

PMI Việt Nam giảm xuống ngưỡng 50 điểm trong tháng 2

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng Purchasing Managers' Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei – một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất đã giảm xuống dưới ngưỡng trung tính 50 điểm trong tháng 2, báo hiệu sự suy giảm các điều kiện kinh doanh.

Kết quả này cho thấy lần giảm đầu tiên trong hơn 4 năm. Một nhân tố chính đứng sau sự suy giảm các điều kiện kinh doanh là sản lượng sản xuất đã giảm đáng kể trong tháng 2.

Các thành viên nhóm khảo sát thường cho rằng COVID-19 đã làm sản lượng giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2013. 

Dịch bệnh do virus này cũng có tác động tiêu cực lên nhu cầu trong tháng 2. Số lượng đơn đặt hàng mới giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2015 mà một phần là do giảm doanh thu xuất khẩu mới.

Một số người trả lời khảo sát nhắc đến số lượng đơn đặt hàng mới từ Trung Quốc giảm khi giải thích về sự sụt giảm của hoạt động thương mại quốc tế.

Tình trạng nhu cầu yếu đi đã làm các công ty sản xuất phải giảm hoạt động mua hàng vào thời điểm giữa quí I. Đây là lần giảm đầu tiên trong hơn 4 năm và là mức giảm đáng kể trong lịch sử chỉ số.

Kết quả này chịu tác động của sự suy giảm ở cả hai tiểu lĩnh vực là hàng hóa tiêu dùng và hàng hoá trung gian.

Sản lượng tháng 2 của ngành sản xuất giảm mạnh trong bối cảnh dịch virus corona - Ảnh 1.

Việc làm giảm khi mối lo dịch bệnh lan rộng

Trong tình trạng lo sợ sự lây lan của virus corona, việc làm trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã giảm trong tháng 2. 

Đây là lần giảm đầu tiên trong 4 tháng và là mức giảm nhanh nhất trong hơn 6,5 năm. Hàng hóa đầu tư cơ bản là tiểu lĩnh vực khảo sát duy nhất có số lượng nhân công tăng.

Virus corona cũng ảnh hưởng tiêu cực lên chuỗi cung ứng trong kì khảo sát mới nhất. Hiệu quả hoạt động của người bán hàng đã suy giảm ở mức mạnh nhất kể từ tháng 6/2014. Tất cả ba tiểu lĩnh vực được khảo sát đều có thời gian giao hàng chậm hơn. 

Về chi phí, tình trạng khan hiếm hàng hóa đầu vào thiết yếu đã làm gánh nặng chi phí tăng trong tháng 2.

 Một số thành viên nhóm khảo sát nhắc đến những khó khăn trong việc nhập hàng hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, tốc độ lạm phát chậm hơn so với tháng 1. Mặc dù chi phí đầu vào tăng, nhu cầu giảm đã làm các công ty phải giảm giá cả đầu ra trung bình.

Đây là lần giảm đầu tiên trong ba tháng và mức giảm chung là vừa phải. Hàng hóa đầu tư cơ bản là tiểu lĩnh vực khảo sát duy nhất có giá cả đầu ra tăng.

Cuối cùng, các công ty đã lạc quan về triển vọng kinh doanh trong 12 tháng tới dựa trên những kỳ vọng cải thiện nhu cầu. Tuy nhiên, mức độ lạc quan đã giảm thành mức thấp nhất trong lịch sử chỉ số do lo ngại về tác động kéo dài của COVID-19.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: "Virus corona đã ảnh hưởng nghiêm trọng lên lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 2, cả ở phía cung và phía cầu.

Đầu tiên, sự kết hợp giữa tình trạng giảm xuất khẩu đi Trung Quốc và sự lo sợ dịch bệnh trong nước đã làm suy giảm điều kiện kinh doanh, và đây là lần suy giảm đầu tiên trong bốn năm.

Trong khi đó, các công ty đã gặp khó khăn trong việc nhập hàng hóa đầu vào thiết yếu từ Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh, từ đó tạo áp lực tăng chi phí đầu vào. Tình trạng này, cùng với nhu cầu giảm và kéo theo là giá cả đầu ra giảm, đã tạo áp lực lên biên lợi nhuận".

Thu Hoài

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.